Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Người tiết độ cân bằng cả nguyên tắc lẫn sự đồng cảm’

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước những người hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày nhân đức cốt yếu thứ tư và cuối cùng của nhân đức tiết độ trong loạt bài chia sẻ Giáo lý về các thói xấu và nhân đức đang diễn ra của ngài bằng cách lưu ý rằng chính tính tiết độ là điều hết sức quan trọng để sống một cuộc sống hạnh phúc và quân bình.

“Do đó, món quà của người tiết độ là sự quân bình, một phẩm chất quý giá nhưng hiếm có. Thật vậy, mọi thứ trong thế giới của chúng ta đều thúc đẩy đến mức quá độ. Thay vào đó, sự tiết độ kết hợp hài hòa với các giá trị Tin Mừng như sự bé mọn, sự thận trọng, khiêm nhu, hiền hòa”, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư.

“Trong một thế giới nơi nhiều người khoe khoang về việc nói ra những gì họ nghĩ, thì thay vào đó, người tiết độ lại suy nghĩ về những gì mình nói”, Đức Thánh Cha nói. “Người ấy không đưa ra những lời hứa suông mà đưa ra những cam kết trong phạm vi mà họ có thể thực hiện được”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón các em thiếu nhi tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican  (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón các em thiếu nhi tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha lưu ý rằng “người tiết độ thành công trong việc kiềm chế những thái cực: Người đó khẳng định những nguyên tắc tuyệt đối, khẳng định những giá trị không thể thương lượng nhưng cũng biết cách thấu hiểu người khác và thể hiện sự đồng cảm với họ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu suy tư của mình về sự tiết độ bằng cách xem xét tác phẩm “Đạo đức luận Nicomachean” của Aristotle, một luận thuyết đạo đức về nghệ thuật sống. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng theo triết gia người Hy Lạp, sự hưng thịnh của con người và khả năng sống một cuộc sống hạnh phúc chỉ có thể thực hiện được nhờ “khả năng làm chủ bản thân, nghệ thuật không để mình bị khuất phục bởi những đam mê bất trị”.

Suy tư này về đạo đức luận Artistolean đặt nền tảng cho sự hiểu biết về nhân đức hiện diện trong giáo huấn của Giáo hội. “Tiết độ là nhân đức luân lý giúp tiết chế sự hấp dẫn của những thú vui và mang lại sự cân bằng trong việc sử dụng của cải được tạo ra”, Đức Thánh Cha nói, trích dẫn Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo.

Đối với Đức Thánh Cha, sự tiết độ, như được thể hiện trong tư tưởng cổ xưa và trong Giáo hội, có thể được tóm tắt là “nhân đức của thước đo đúng đắn”, một quan điểm mà ngài đưa ra bằng cách đối chiếu nó với những người “bị thúc đẩy bởi sự bốc đồng hoặc sự hồ hởi”, điều khiến họ “cuối cùng không đáng tin cậy”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người trẻ tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón những người trẻ tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư vào ngày 17 tháng 4 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tính tiết độ không phải lúc nào cũng đòi hỏi người ta phải “ôn hòa” hoặc có “khuôn mặt tươi cười”. Thay vào đó, trong một số tình huống nhất định, “cần phải phẫn nộ, nhưng phải luôn đúng cách”.

“Một lời quở trách đôi khi còn tốt hơn sự im lặng chua chát, hiềm thù. Người tiết độ biết rằng không có gì khó chịu hơn việc sửa lỗi người khác, nhưng họ cũng biết điều đó là cần thiết; nếu không, người ta sẽ trao sự thống trị tự do cho cái ác”, Đức Thánh Cha nhận xét.

Sau phép lành cuối buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine và Gaza, đồng thời kêu gọi để “các tù nhân chiến tranh” và những người “bị tra tấn” được trả tự do.

“Việc tra tấn tù nhân là một điều rất tồi tệ; điều đó quả không nhân đạo chút nào”, Đức Thánh Cha nói. “Chúng ta hãy nghĩ đến nhiều cuộc tra tấn làm tổn hại đến phẩm giá con người và của nhiều người bị tra tấn”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube