Đức Thánh Cha Phanxicô không thể tham dự buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá ở Rôma vì lý do sức khỏe trong khi hàng chục ngàn người tham dự

Hàng chục nghìn người tụ tập bên ngoài Đấu trường La Mã ở Rôma để tham dự buổi đi Chặng ĐàngThánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 29 tháng 3 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Hàng chục nghìn người tụ tập bên ngoài Đấu trường La Mã ở Rôma để tham dự buổi đi Chặng ĐàngThánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 29 tháng 3 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Trong một quyết định rõ ràng vào phút chót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tham dự buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá được tổ chức tại Đấu trường La Mã ở Rôma vào thứ Sáu để bảo vệ sức khỏe của mình trước các buổi cử hành phụng vụ sắp tới vào Thứ Bảy và Chúa Nhật Phục Sinh.

“Để bảo vệ sức khỏe trước Lễ Vọng Phục Sinh vào Thứ Bảy Tuần Thánh và Thánh lễ vào Chúa nhật Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ theo dõi buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá tại Đấu trường La Mã tối nay từ nhà nguyện Casa Santa Marta”, một tuyên bố từ Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết hôm thứ Sáu.

Tin tức được đưa ra ngay khi sự kiện dự kiến ​​bắt đầu, trong đó hai người đàn ông được nhìn thấy đang khiêng chiếc ghế dành cho Đức Thánh Cha đi, và có thể nhìn thấy thị trưởng Rôma Roberto Gualtierei đang đứng ở phía sau. Trước đó trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi cử hành Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

Đây là năm thứ hai liên tiếp vị Giáo hoàng 87 tuổi đã không tham dự buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá được tổ chức tại Đấu trường La Mã, khi sức khỏe ngày càng yếu của ngài trở thành mối bận tâm chính.

Buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá bắt đầu vào lúc 9 giờ 15 tối theo giờ Rôma, với phần còn lại của chương trình không thay đổi. Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, ước tính có khoảng 25.000 người tham dự.

Trái ngược hoàn toàn với bầu trời La Mã tối tăm, Đấu trường La Mã được chiếu sáng rực rỡ bởi hàng loạt ngọn nến, trong khi những tàn tích liền kề của Quảng trường La Mã được rọi sáng dưới ánh đèn.

Các bài suy niệm năm nay được viết bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, lần đầu tiên trong Triều đại Giáo hoàng của ngài, và dựa trên chủ đề “Cầu nguyện với Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá”, với mỗi bài suy niệm của mỗi chặng tập trung vào trải nghiệm của Chúa Giêsu mà Đức Thánh Cha liên kết với các vấn đề đương đại và những thách đố hàng ngày của cuộc sống.

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa chính là sự sống và giờ đây Ngài bị kết án tử hình. Chính Ngài là sự thật, và giờ đây Ngài đang bị đưa ra xét xử một cách sai lầm”, theo nội dung bài suy tư của Đức Thánh Cha tại chặng đầu tiên.

“Tuy nhiên, sự thinh lặng đó mang đầy ý nghĩa: đó là cầu nguyện, sự hiền lành, sự tha thứ; đó là một phương tiện để chuộc lại sự dữ, một phương tiện biến Cuộc Khổ Nạn của Ngài thành một món quà hiến tế”.

Đi Chặng Đàng Thánh Giá bên trong nhà hát vòng tròn hình elip trong cuộc rước long trọng, nhiều người khác nhau vác Thánh giá, trong khi Đức Hồng Y Angelo De Donatis (Đại diện Giáo hoàng tại Giáo phận Rôma) và một số vị Giám mục khác, theo sát phía sau.

Ở chặng thứ hai, bài suy niệm hướng về Chúa Kitô: “Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con đặt lên vai Ngài tất cả mọi vấn đề và nhu cầu của chúng con, bởi vì Chúa muốn chúng con tìm thấy sự tự do và tình yêu nơi Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa Giêsu. Chúng con xin kết hợp thập giá của chúng con với thập giá của Chúa, chúng con mang đến cho Chúa mệt mỏi và lo lắng của chúng con, chúng con đặt nơi Ngài mọi gánh nặng trong tâm hồn chúng con”.

“Trong sự tổn thương yếu đuối, Chúa đã cho chúng con thấy sự chiến thắng trong tình yêu của Ngài. Chúa đã dạy chúng con rằng yêu thương có nghĩa là đến với những người có thể tủi hổ khi nhờ chúng con giúp đỡ. Bằng cách này, sự yếu đuối trở thành cơ hội để lớn lên”, tiếp tục nội dung bài suy niệm của Đức Thánh Cha, sau khi một phụ nữ khuyết tật vác thánh giá.

Trong một khoảnh khắc đặc biệt gợi nhớ, tại chặng thứ chín, thánh giá được một nhóm người di cư vác, trong khi bài suy niệm của Đức Thánh Cha liên kết cuộc tranh đấu của họ và sự xa lánh xã hội của họ với của chính Chúa Giêsu.

“Chúa Giêsu cũng bị cầm tù; Chúa cũng là một người xa lạ, bị dẫn ra ngoài thành để chịu đóng đinh. Chúa cũng bị lột trần truồng, bị lột sạch quần áo. Chúa cũng đau khổ và mang thương tích; trên thập giá, Chúa cũng khát khao tình yêu. Xin dạy con nhìn thấy Chúa nơi những người đau khổ, vì Chúa hiện diện ở đó, và nơi những người bị tước đoạt nhân phẩm, bị hạ thấp bởi sự kiêu ngạo, bất công và quyền lực của những kẻ bóc lột người nghèo giữa sự thờ ơ chung”.

Buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá kết thúc bên ngoài Đấu trường La Mã, khi Đức Hồng Y De Donatis ban phép lành bế mạc và những lời cầu khẩn Danh Thánh Chúa Giêsu. Buổi cầu nguyện gồm 15 chặng kết thúc một cách mộc mạc nhưng đầy mạnh mẽ: “Lạy Chúa Giêsu, xin cho phép con thưa với Chúa lời sau cùng và nói đi nói lại: Tạ ơn Chúa! Tạ ơn Chúa, lạy Thiên Chúa của con!”.

240329-holy-friday-way-of-the-cross-at-the-colosseum-daniel-ibanez-9

240329-holy-friday-way-of-the-cross-at-the-colosseum-daniel-ibanez-7

240329-holy-friday-way-of-the-cross-at-the-colosseum-daniel-ibanez-16 240329-holy-friday-way-of-the-cross-at-the-colosseum-daniel-ibanez-24

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube