Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về cuộc ‘chiến tranh lạnh’ trong gia đình, khuyến khích sự tha thứ trong cuộc sống

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành lành cho một phụ nữ mang thai trong chuyến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rôma vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành lành cho một phụ nữ mang thai trong chuyến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rôma vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo về cuộc “chiến tranh lạnh” trong các gia đình và đồng thời khuyến khích họ sống trong hòa bình và sự tha thứ. Đức Thánh Cha đã đào sâu chủ đề này trong chuyến viếng thăm hôm thứ Năm tới một chung cư ở khu vực phía tây Rôma, trong bối cảnh của sáng kiến ​​“Trường học Cầu nguyện”.

“Chúng ta hãy bảo vệ gia đình, vốn là dưỡng khí giúp trẻ em phát triển, mặc dù bên trong đó cũng có những cơn bão”, Đức Thánh Cha nói trong cuộc gặp gỡ với khoảng 30 gia đình từ Giáo xứ Thánh Brigid Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rôma.

“Nếu cha mẹ cãi nhau thì đó là điều bình thường, nhưng chúng ta có khả năng làm hòa trước cuối ngày, bởi vì cuộc chiến tranh lạnh xảy ra vào ngày hôm sau thật khủng khiếp”, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo.

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rome vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rôma vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Tại cuộc gặp gỡ mà ngài tham dự cùng với Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, Quyền Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha đã phát biểu và trả lời các câu hỏi của phụ huynh, người già, trẻ em và giới trẻ.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích những người trẻ hiện diện làm chứng cho đức tin và nhắc nhở họ rằng họ có “trách nhiệm tiến bước cùng lịch sử. Một trong những điều đẹp đẽ ở người trẻ là họ đứng dậy được. Tất cả chúng ta đều có thể vấp ngã trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là không được gục ngã”.

Sau khi chỉ ra rằng Giáo hội “bắt đầu hình thành trong cộng đồng”, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “một Giáo xứ nơi trẻ em không được lắng nghe và người già bị loại bỏ không phải là một cộng đồng Kitô giáo đích thực. Đừng quên rằng người già là ký ức và trẻ em là lời hứa”.

Khi được hai bậc cha mẹ hỏi về cách thức duy trì đức tin của con cái, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ yêu thương nhau, bởi vì con cái phải có khả năng “cảm nhận được rằng cha mẹ yêu nhau rất nhiều. Nếu đánh đấm nhau thì đừng làm điều đó trước mặt bọn trẻ”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trò chuyện với con cái: “Đừng bao giờ ngừng nói chuyện với chúng. Giáo dục được thực hiện thông qua đối thoại; đừng bao giờ để chúng đơn độc một mình. Hãy làm cho chúng hiểu rằng chúng có thể nói về bất cứ điều gì”.

Trước khi rời đi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng một số chuỗi tràng hạt và một bức ảnh Đức Trinh Nữ Maria với Hài nhi Giêsu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rome vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm các gia đình từ Giáo xứ Thánh Bridget Thụy Điển ở khu phố Palmarola của Rome vào ngày 6 tháng 6 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Sáng kiến ‘Trường học Cầu nguyện’ là gì?

Đây là sự kiện thứ ba của Đức Thánh Cha với “Trường học Cầu nguyện”, một sáng kiến ​​được Vatican thúc đẩy trong khuôn khổ Năm Cầu nguyện này và chuẩn bị cho Năm Thánh 2025.

https://twitter.com/i/status/1798810573867712991

Thông qua dự án này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ khác nhau với nhiều nhóm người khác nhau để cùng nhau cầu nguyện.

Như Đức Tổng Giám mục Fisichella đã giải thích với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, vào tháng 1, những buổi cầu nguyện này “sẽ phụ thuộc vào những cam kết của Đức Thánh Cha Phanxicô và có thể sẽ bao gồm những người và gia đình đến từ Giáo phận Rôma”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube