Đức Thánh Cha Phanxicô: Các tín hữu Công giáo đã sẵn sàng cùng nhau cử hành Lễ Phục Sinh cùng ngày với Giáo hội Assyria

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt tay Đức Thượng phụ Awa III, Thượng phụ của Giáo hội Đông phương Assyria, vào cuối cuộc gặp ngày 19 tháng 11 năm 2022, trong thư viện thuộc Điện Tông Tòa,Vatican (Ảnh: CNS/ Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt tay Đức Thượng phụ Awa III, Thượng phụ của Giáo hội Đông phương Assyria, vào cuối cuộc gặp gỡ vào ngày 19 tháng 11 năm 2022, trong thư viện thuộc Điện Tông Tòa,Vatican (Ảnh: CNS/ Truyền thông Vatican)

Gặp gỡ vị Thượng phụ sinh ra ở Hoa Kỳ của Giáo hội Đông phương Assyria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ hy vọng rằng các Kitô hữu Đông phương và Tây phương cuối cùng có thể đồng ý về một ngày chung để cử hành Lễ Phục Sinh.

“Chúng ta hãy can đảm chấm dứt sự chia rẽ mà đôi khi khiến chúng ta bật cười” với khả năng lố bịch khi mà các Kitô hữu có thể hỏi nhau rằng “Khi nào Chúa Kitô của các bạn sống lại?”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Đức Thượng phụ Awa III, Thượng phụ của Giáo hội Đông phương Assyria.

Đức Thượng phụ Awa III, sinh ra ở Chicago, được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Assyria vào tháng 9 năm 2021 và thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên tới Vatican vào ngày 19 tháng 11, trước khi ?”, Đức Thánh Cha Phanxicô lên đường đến thăm những người thân thuộc của mình ở thành phố Asti, miền bắc nước Ý.

“Tôi muốn cùng dùng bữa trưa với ngài”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Đức Thượng phụ Awa III, “nhưng tôi phải rời đi lúc 10:30. Xin thứ lỗi cho tôi! Tôi không muốn người ta nói rằng vị Giáo hoàng này hơi keo kiệt và chẳng mời chúng tôi ăn trưa! Tôi rất thích đồng bàn cùng với ngài, nhưng sẽ có những cơ hội khác”.

Giáo hội Đông phương Assyria, vốn không hiệp thông hoàn toàn với bất kỳ Giáo hội Chính thống giáo hay Chính thống giáo Đông phương nào, đã bắt đầu cuộc đối thoại thần học với Vatican vào giữa những năm 1990.

Trong cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo, Đức Thượng phụ Awa III đã đề cập đến hy vọng của mình và hy vọng của nhiều anh chị em Kitô hữu khác tìm cách cử hành cử hành Lễ Phục sinh vào cùng một ngày.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn Đức Thượng phụ Awa III và nói: “Tôi muốn nói — thật vậy, muốn lặp lại—điều mà Thánh Phaolô VI đã nói vào thời của ngài: Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận bất kỳ đề xuất nào được đưa ra cùng nhau”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng vào năm 2025, các Kitô hữu sẽ kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nicaea, và lịch Gregorian và Julian sẽ sắp xếp theo năm đó để các Kitô hữu của các Giáo hội Đông phương và Tây phương sẽ cử hành Lễ Phục Sinh vào cùng một ngày.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nên “can đảm và cùng nhau tìm kiếm” một giải pháp mang lại một lễ Phục Sinh chung hàng năm, Đức Thánh Cha nói. “Tôi sẵn lòng, nhưng không phải tôi, Giáo hội Công giáo sẵn sàng làm theo những gì Thánh Phaolô VI đã nói. Hãy cùng đồng thuận và chúng ta sẽ cùng nhau đi đến đó”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đang đề cập đến phần phụ lục của Hiến chế về Phụng vụ Thánh năm 1963 của Công đồng Vatican II, do Đức Thánh Cha Phaolô ban hành. Tuyên bố “về việc sửa đổi lịch” cho biết các thành viên Công đồng “sẽ không phản đối nếu lễ Phục sinh được ấn định vào một Chúa nhật cụ thể theo lịch Gregorian, với điều kiện là những người mà nó có thể có liên quan, đặc biệt là những anh em không hiệp thông với Tòa Thánh, bày tỏ sự đồng thuận của họ”.

Kể từ thời điểm đó, quan điểm của Vatican luôn là nếu các Kitô hữu Đông phương đồng ý về cách xác định ngày chung cho Lễ Phục Sinh, thì Giáo hội Công giáo cũng sẽ chấp nhận.

Trước Công đồng Nicaea, các cộng đồng Kitô giáo khác nhau đã cử hành lễ Phục Sinh vào những ngày khác nhau; Công đồng đã quyết định rằng vì sự thống nhất của cộng đồng Kitô giáo và lời chứng của nó, Lễ Phục sinh sẽ được cử hành vào Chúa nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên sau điểm Xuân Phân (Spring equinox).

Nhưng lịch Julian, lịch mà các Kitô hữu sử dụng vào thế kỷ thứ IV, ngày càng không đồng bộ với năm dương lịch thực tế, vì vậy ngày 21 tháng 3—thường được coi là ngày Xuân phân của Bắc bán cầu—dần dần bị “lệch” khỏi điểm Xuân phân thực tế.

Năm 1582, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XIII, dựa vào công trình nghiên cứu của các nhà thiên văn học giỏi nhất thời bấy giờ, đã cải cách lịch này, giảm bớt 10 ngày và lấy lại điểm Xuân phân vào ngày 21 tháng 3. Hầu hết các Kitô hữu Đông phương không áp dụng lịch mới, dẫn đến tình trạng Lễ Phục Sinh đôi khi diễn ra cùng ngày, nhưng Lễ Phục Sinh của các Kitô hữu Đông phương có thể muộn hơn tới bốn tuần lễ.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube