Đức TGM Hollerich cảnh báo chống lại sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy trong Liên minh Châu Âu

Khi Liên minh châu Âu chuẩn bị cho cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi khối kinh tế vào năm 2016, một trong những vị Giám chức hàng đầu của EU đã cảnh báo rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy có thể dẫn đến sự mất ổn định của chế độ dân chủ và đồng thời làm suy yếu Liên minh châu âu.

800-1-690x450“Một số chính sách dân túy lợi dụng sự đau khổ của người dân và đặt tên cho các đối tượng của những nỗi sợ hãi này, từ đó tồn tại và biến thành sự công kích. Các đối phương được trình bày để xoa dịu nỗi sợ hãi của chúng ta: Những người di cư, Hồi giáo, Do Thái, v.v … Thật là một trò chơi ngu dốt được biểu diễn trên nỗi lo lắng của chúng ta!”, Đức Tổng Giám mục Jean-Claude Hollerich Địa phận Luxembourg viết trong số mới nhất của tờ La Civiltà Cattolica, tạp chí định kỳ của Dòng Tên có trụ sở tại Roma, vốn thường được xem như là thể hiện “ý kiến nội bộ” của Vatican.

Đức Cha Hollerich là một tu sĩ dòng Tên như ĐTC Phanxicô, là chủ tịch của Ủy ban các Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu ÂU (COMECE) vốn đại diện cho khối các Hội đồng Giám mục vụng trộm tại trụ sở chính ở Brussels.

Các quốc gia châu Âu sẽ bỏ phiếu cho các thành viên của Nghị viện châu Âu từ ngày 23-26 tháng 5 sắp tới.

Theo những dự đoán được công bố vào tuần trước, Đảng Nhân dân Châu Âu trung hữu sẽ vẫn là nhóm lớn nhất trong cơ quan này, với 180 trong tổng số 751 ghế, nhưng điều đó vẫn sẽ mất 37 ghế. Các đảng Xã hội và Dân chủ trung tả sẽ giảm từ 186 xuống còn 149 ghế. Nhóm Châu Âu và Tự do (Europe of Nations and Freedom), vốn kết hợp các đảng cánh hữu và theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi số lượng hiện tại, từ 37 lên 62.

Trong bài viết của mình, Đức TGM Hollerich theo dõi các vấn đề của EU, đặc biệt là kể từ khi nó bắt đầu mở rộng sang Đông Âu vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh.

“Cần phải mất một thời gian để các nước này có khả năng kinh tế để hội nhập với mục tiêu chính trị của mình: Tạo sự ổn định cho các quốc gia này, liên kết họ theo cách thức lâu dài với khối phương Tây. Kinh nghiệm của họ đó là quay trở lại một châu Âu tự do, và Liên minh đã xứng đáng với tính từ ‘Châu Âu’ lần đầu tiên”, Đức TGM Hollerich viết.

“Thật không may, sự mở rộng này đã không tính đến lịch sử và trạng thái tâm lý của các dân tộc. Thành phần kinh tế chiếm ưu thế, và không có chỗ cho một cuộc đối thoại về tinh thần. Do đó, nhiều cư dân của các quốc gia này cảm thấy họ tham gia vào một cuộc hội nhập vào Tây Âu và không phải là một phần của cuộc hội nhập toàn châu Âu thực sự”, Đức TGM Hollerich nói.

Đức TGM Hollerich đã đưa ra một số ví dụ, chẳng hạn như các thái độ khác nhau đối với cuộc hội nhập Hồi giáo, dựa trên các lịch sử khác nhau, đặc biệt là liên quan đến Đế chế Ottoman, và ý tưởng về “quốc gia” so với khái niệm về “một dân tộc” và cách thức điều này tạo nên bản sắc của một quốc gia.

“Các quốc gia ở Tây và Trung Âu cần tham gia vào cuộc đối thoại giữa các dân tộc nếu như Liên minh châu Âu muốn duy trì sự bảo đảm đối với sự ổn định và hòa bình trên thế giới”, Đức TGM Hollerich nói.

Cú sốc kinh tế của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã làm rung chuyển Liên minh châu Âu, đặc biệt là sau khi Hy Lạp phải hứng chịu một loạt các cuộc khủng hoảng nợ nần và bị EU buộc phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm trọng.

Đức TGM Hollerich cho biết cuộc khủng hoảng ngân hàng và “việc làm giàu của một giới thượng lưu tài chính” dường như cho thấy mối liên hệ giữa các cường quốc kinh tế và các thành phần tinh túy chính trị.

Đức TGM Hollerich cho biết rằng ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, sự lo lắng quả là sâu sắc: Sợ suy thoái xã hội là có thật, và nếu như EU không cho giới trẻ thấy rằng tương lai của họ là quan trọng, “thì họ sẽ trở thành con mồi của chủ nghĩa dân túy”.

“Trước đây, cuộc bầu cử ở châu Âu chủ yếu theo một sự tách biệt rõ ràng giữa cánh tả và cánh hữu. Ngày nay, cánh tả và cánh hữu hầu hết không thể phân biệt được trong các nền dân chủ châu Âu của chúng ta. Những người tìm kiếm một sự khác biệt chính trị rõ ràng hơn nghiêng về cánh hữu cực đoan hơn, và cánh tả, thường thích thú với chủ nghĩa dân túy dễ dãi”, Đức TGM Hollerich viết.

Các đảng theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và dân túy bắt đầu giành được quyền lực trên khắp châu Âu, và đã thực sự giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở một số quốc gia, bao gồm các cường quốc Ý và Ba Lan. Thậm chí ngay cả khi không nắm quyền, họ có thể đẩy chính trị theo hướng của chủ nghĩa hoài nghi châu Âu. Ví dụ điển hình đó chính là khi lo ngại về sự phổ biến của Đảng Độc lập Anh đã khiến lãnh đạo đảng Bảo thủ, David Cameron, cam kết trong chiến dịch quốc gia năm 2015 tổ chức trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU.

Trên tờ La Civiltà Cattolica, Đức TGM Hollerich có những lời lẽ hết sức mạnh mẽ đối với các phong trào dân túy này, nhiều tuyên bố trong số đó khẳng định một bản sắc Kitô giáo mạnh mẽ.

“Châu Âu, vốn đang mất dần bản sắc của nó, xây dựng những bản sắc xấu lậu, chủ nghĩa dân túy, nơi mà quốc gia không còn được thể hiện như một cộng đồng chính trị, mà trở thành một bóng ma của quá khứ, một cảnh tượng ghê gớm vốn kéo theo đằng nó là nạn nhân của các cuộc chiến tranh gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc của lịch sử. Chủ nghĩa dân túy muốn ngăn chặn các vấn đề thực sự bằng cách tổ chức các điệu nhảy xung quanh một con bê vàng. Họ xây dựng một bản sắc giả tạo, tố cáo những kẻ thù vốn đã bị cáo buộc trong tất cả các tệ nạn của xã hội: chẳng hạn như những người di cư hoặc Liên minh châu Âu. Chủ nghĩa dân túy gắn kết các cá nhân với nhau, không phải trong các cộng đồng nơi mà người khác là một người gần đó, một đối tác trong cuộc đối thoại và hành động, mà là trong các nhóm lặp lại cùng một khẩu hiệu, vốn tạo ra sự đồng nhất mới và là cửa ngõ cho chủ nghĩa toàn trị mới”, Đức TGM Hollerich viết.

Đức TGM Hollerich gọi bản sắc Kitô giáo của họ là “tự cho mình là điểm quy chiếu”, và đồng thời cho biết rằng nó “có nguy cơ chấp nhận sự từ chối thực tế này và đang gặp nguy hiểm trong việc tạo ra những động lực mà cuối cùng sẽ nuốt chửng Kitô giáo”.

Đức TGM Hollerich gọi cựu quan chức của Trump, Steve Bannon, và đảng viên Đảng xã hội cánh hữu người Nga, Alexanderr Dugin, là “những giáo sĩ của chủ nghĩa dân túy này”, đồng thời cho biết thêm rằng họ “khơi gợi lên một thế giới thần bí và tôn giáo giả tạo sai lầm, phủ nhận trong tâm của thần học phương tây, đó là lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân”.

Ông Bannon đã trở thành một động lực đằng sau ‘Viện Dignitatis Humanae’, một tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với những người Công giáo bảo thủ và các nhà phê bình ĐTC Phanxicô, vốn đang thiết lập cơ sở bên ngoài Rome. Đảng viên Đảng xã hội Dugin đã thúc đẩy một liên minh của các nhóm sắc tộc người Slav và Turk nhằm chống lại các giá trị phương Tây.

Trong bài viết của mình, Đức TGM Hollerich khẳng định rằng bản sắc là vô cùng quan trọng trong một thế giới đang tìm kiếm cho dân chúng.

“Tất cả mọi bản sắc cần phải được tôn trọng; Tuy nhiên, đồng thời, tất cả mọi thứ cần phải được thực hiện sao cho chúng không bị khép kín, nhưng mở ra và trở thành những bản sắc mang tính đối thoại”, Đức TGM Hollerich nói, đồng thời cảnh báo chống lại một đức tin hướng tới việc “hiến tế trên bàn thờ của thần Baal”.

Đức Tổng giám mục Luxembourg cho biết rằng sự tôn trọng đối với người dân chính là liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa dân túy.

“Châu Âu bao gồm các sắc tộc khác nhau với các nền văn hóa khác nhau cùng nhau hình thành nên nền văn minh châu Âu. Người dân không phải là một bản sắc huyền bí được cố định bởi yếu tố gen của tổ tiên, mà là một cộng đồng bao gồm những người có cùng văn hóa và được mời gọi để cùng nhau làm việc vì thiện ích chung”, Đức TGM Hollerich viết.

“Người dân không phải là một đám đông vô danh cần phải bị chi phối: Nó bao gồm những con người hết sức khác biệt với những trải nghiệm nhân văn của họ làm cho họ trở nên độc đáo. Họ là những chủ thể của nhân quyền. Chính sự tôn trọng sâu sắc đối với nhân quyền đã phân biệt các giáo phái với các tôn giáo, các chế độ toàn trị với các nền dân chủ”, Đức TGM Hollerich tiếp tục.

Quan điểm của Đức TGM Hollerich về chủ nghĩa dân túy có một phả hệ lâu dài trong Giáo hội. Vatican đã phản đối sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu vào thế kỷ XIX, và sau sự tan rã của các đế chế xuyên lục địa sau Thế chiến I, Đức Giáo Hoàng Benedict XV nói rằng Kitô giáo châu Âu đã được lịch sử định hướng để hướng tới “một sự thống nhất vốn ủng hộ sự phồn thình và danh tiếng của nó” và đồng thời đề nghị một hiệp hội quốc tế nhằm lôi kéo các quốc gia lại gần nhau hơn.

Sau cuộc xung đột huynh đệ tương tàn thứ hai của châu Âu vào thế kỷ 20, Vatican đã chào đón Hiệp ước Rome, vốn thiết lập tiền thân của EU với một sự nhiệt tình. Đức Giáo hoàng Piô XIIcho biết rằng để Cộng đồng châu Âu mới thành công, họ sẽ cần phải có “một cơ quan có thẩm quyền chính trị vốn  sẽ có đủ trách nhiệm để cảm nhận”.

Cần phải thừa nhận rằng, có lẽ Đức TGM Hollerich được khuyến khích bởi thực tế của ba nhân tố chính của dự án châu Âu – Robert Schuman người Pháp, Konrad Adenauer người Đức và Alcide De Gasperi người Ý – không chỉ là người Công giáo, mà cònxuất thân từ các khu vực của châu Âu – Alsace-Lorraine, khu vực Trung và Hạ sông Rhine và Tyrol, tương ứng – vốn từ lâu đã bị tranh chấp bởi các cường quốc châu Âu, vì vậy họ sẽ biết điều gì đang bị đe dọa khi châu Âu cố gắng tạo ra một nền hòa bình lâu dài.

Đức TGM Hollerich nói rằng Liên minh châu Âu đã noi gương những người sáng lập: “Châu Âu cam kết với chủ nghĩa đa phương; nó hoạt động như một quyền lực mềm đối với các thỏa thuận quốc tế. Sự hội nhập châu Âu tự nó là một trò chơi của các thỏa thuận liên tục. Châu Âu đã trở thành một nhân tố của hòa bình trong lĩnh vực chính trị thế giới”.

Đức TGM Hollerich viết rằng chính trị châu Âu, “một lần nữa phải đặt con người, vốn đầy những khát vọng và hy vọng, làm trọng tâm của hoạt động chính trị”.

Đức TGM Hollerich cho biết thêm rằng các cuộc bầu cử vào tháng 5 đối với Nghị viện châu Âu cần phải được tận dụng để “xây dựng những nền tảng mới cho Châu Âu”.

“Sự hội nhập của Châu Âu cần phải một lần nữa thể hiện rằng nó có lợi cho nhân loại và nó đang cố gắng giữ gìn hòa bình trong một thế giới vốn ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết”, Đức TGM Hollerich viết.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube