Đức Phanxicô với Ngân hàng Thế giới: Cần có sự liên đới để giảm nợ cho các quốc gia nghèo

Tatiana Araujo de Sirqueira, 33 tuổi, sử dụng điện thoại di động trong nhà được thiết lập trên khu đất gần Cung điện Planalto trong đại dịch coronavirus ở Brasília, Brazil, ngày 3 tháng 3 năm 2021. Trong một thông điệp gửi tới những người tham gia Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế 2021 Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết các nước nghèo khó có thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay nếu thế giới quay trở lại mô hình kinh tế trong đó một thiểu số người dân sở hữu một nửa của cải thế giới (Ảnh: Adriano Machado / Reuters)

Tatiana Araujo de Sirqueira, 33 tuổi, sử dụng điện thoại di động trong ngôi nhà được dựng lên trên khu đất gần Cung điện Planalto trong đại dịch coronavirus ở Brasília, Brazil, ngày 3 tháng 3 năm 2021. Trong một thông điệp gửi tới các tham dự viên tham dự hội nghị mùa xuân trực tuyến của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết các quốc gia nghèo khó có thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay nếu thế giới quay trở lại mô hình kinh tế trong đó một phần  thiểu số người dân sở hữu một nửa của cải thế giới (Ảnh: Adriano Machado / Reuters)

Các quốc gia nghèo sẽ không thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay nếu thế giới quay trở lại mô hình kinh tế mà trong đó một phần thiểu số người dân sở hữu một nửa tài sản của thế giới, ĐTC Phanxicô nói.

Trong một thông điệp gửi các tham dự viên tham gia hội nghị mùa xuân trực tuyến của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế 2021, từ ngày 5-11 tháng 4, Đức Thánh Cha cho biết rằng mặc dù “chúng ta tin tưởng một cách sâu sắc rằng tất cả mọi nam giới và phụ nữ đều được tạo dựng bình đẳng, nhiều anh chị em của chúng ta trong gia đình nhân loại, đặc biệt là những người sống bên lề xã hội, bị loại trừ khỏi thế giới tài chính một cách hiệu quả”.

“Nếu chúng ta muốn thoát khỏi tình trạng này với tư cách là một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn và liên đới hơn, thì các hình thức tham gia xã hội, chính trị và kinh tế mới và sáng tạo phải được nghĩ ra, trở nên nhạy bén với tiếng nói của người nghèo và cam kết tính đến họ trong việc xây dựng tương lai chung của chúng ta”, ĐTC Phanxicô nói.

Mặc dù các quốc gia đang xây dựng kế hoạch phục hồi của riêng họ, ĐTC Phanxicô viết, cần có một kế hoạch mang tính toàn cầu để tạo ra các thể chế mới nhằm thúc đẩy “sự phát triển toàn diện của con người của tất cả các dân tộc”.

Tận dụng thông điệp của mình để lặp lại lời kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia nghèo hơn, lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô trùng hợp với việc phát động chiến dịch của Ủy ban COVID-19 của Vatican vào ngày 7 tháng 4 kêu gọi việc xóa nợ tại châu Phi, nơi tình hình của nhiều quốc gia đã trở nên tồi tệ hơn vì đại dịch.

Các quốc gia nghèo, ĐTC Phanxicô nói, không chỉ cần phải có “sự chia sẻ hiệu quả trong việc đưa ra quyết định và tạo điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế” mà còn cần phải được giảm đáng kể khoản nợ của họ.

“Việc giải tỏa gánh nặng nợ nần của rất nhiều quốc gia và cộng đồng hiện nay là một nghĩa cử nhân văn sâu sắc có thể giúp mọi người phát triển, tiếp cận với vắc xin, y tế, giáo dục và việc làm”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh “món nợ sinh thái” tồn tại trên thế giới do “tình trạng suy thoái sinh thái do con người gây ra và tình trạng mất đa dạng sinh học” vốn đã ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo.

Các quốc gia phát triển, ĐTC Phanxicô nói, có thể trả khoản nợ này bằng cách “hạn chế đáng kể mức tiêu thụ năng lượng không thể tái sinh của họ hoặc bằng cách hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn ban hành các chính sách và các chương trình phát triển bền vững, cũng như bằng cách trang trải các chi phí đổi mới cần thiết cho mục đích đó”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết các thị trường tài chính phải được điều tiết và hướng tới việc phục vụ công ích trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Kêu gọi “một sự liên đới về vắc xin được tài trợ chính đáng”, ĐTC Phanxicô cho biết rằng các chính phủ không thể cho phép “luật thị trường được ưu tiên hơn luật yêu thương và sức khỏe của tất cả mọi người”.

“Tôi hy vọng rằng trong những ngày này, những cân nhắc chính thức và những cuộc gặp gỡ cá nhân của quý vị sẽ mang lại nhiều kết quả cho việc phân định các giải pháp khôn ngoan vì một tương lai bền vững và toàn diện hơn, một tương lai mà tài chính phục vụ công ích, nơi những người dễ bị tổn thương và những người bị gạt ra bên lề xã hội được đặt ở trung tâm, và nơi trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, được chăm sóc cách tốt hơn”, Đức Thánh Cha nhắn nhủ với các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube