Đức Phanxicô: ‘Việc hợp tác và đối thoại cần thiết cho sự hòa hợp liên tôn’

ROME – Trong một thời đại khi mà thế giới bị sa lầy trong các cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ cần phải cho thấy rằng hoàn toàn có thể bỏ qua một bên những khác biệt và đồng thời cùng cộng tác với nhau vì công ích chung, ĐTC Phanxicô nói.

“Việc đối thoại và hợp tác là hết sức cần thiết tại một thời điểm như của chính chúng ta khi các yếu tố phức tạp và chưa từng có đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng và xung đột, kèm theo bạo lực trên cả quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm 16 tháng 5.

Trước khi tham buổi tiếp kiến chung hàng tuần của mình, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ một phái đoàn từ các tôn giáo Dharmic – Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo – những người đã có mặt tại Rome để tham dự một hội nghị liên tôn.

Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và một số tổ chức đại diện cho bốn tôn giáo Dharmic đã tài trợ cho sự kiện này, mang tên “Pháp và Lời: Đối thoại và hợp tác trong một thời đại phức tạp”.

Mặc dù nó là một khái niệm với nhiều ý nghĩa khác nhau, từ luật vũ trụ và trật tự cho đến việc thực hành tôn giáo thích hợp, Pháp (dharma) là một triết lý quan trọng trong bốn tôn giáo vốn xuất phát từ Ấn Độ.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã đưa ra một tuyên bố chung vào buổi chiều tái khẳng định cam kết của họ đối với “tinh thần liên đới giữa con người với nhau” và đồng thời tôn trọng các truyền thống tôn giáo “để đối phó hiệu quả với những thách thức trong thời đại của chúng ta cũng như xây dựng một nền văn hóa của sự gặp gỡ và đối thoại”.

“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, các giáo sư và tín đồ của các tôn giáo của chúng ta xây dựng những cầu nối và cùng chung tay với tất cả những người có thành tâm thiện chí góp phần xây dựng hòa bình trên thế giới hôm nay và tương lai”, tuyên bố cho biết.

ĐTC Phanxicô đã cảm ơn phái đoàn vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra “một nền văn hóa của sự gặp gỡ” thông qua việc đối thoại đó là “việc phục vụ sự sống, phẩm giá con người và việc chăm sóc công trình sáng tạo”.

“Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý vị vì những điều quý vị đã thực hiện qua việc cùng đồng lòng với nhau, phù hợp với truyền thống tôn giáo của quý vị, để thúc đẩy những điều tốt đẹp trên thế giới của chúng ta”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô cũng đã gặp gỡ một nhóm Phật tử đến từ Thái Lan, những người đã tặng Đức Thánh Cha một bản dịch văn bản cổ được trao cho Đức Giáo Hoàng Pius XI vào năm 1934 bởi cố quốc Vương Thái Lan Rama VII, vị quốc vương chuyên chế cuối cùng của đất nước.

Theo cổng thông tin của Giáo hội châu Á ucanews.com, Vatican đã ủy quyền cho các tăng sĩ của Đền Wat Pho của Bangkok việc dịch cuốn kinh Phật 200 năm tuổi được viết bằng ngôn ngữ Khmer cổ.

20160617T1433-0221-CNS-HEARING-FREEDOM-GLOBAL_800-690x450Một nhóm các tăng sĩ từ ngôi đền đã chia cuốn kinh Phật thành bảy chương, trong đó bao gồm các giáo lý về việc tụng niệm, những câu chuyện thơ ca và một số giáo lý và mệnh lệnh của Phật Gautama, nhà sáng lập khổ hạnh của Phật giáo.

Cám ơn phái đoàn về việc đã dịch cuốn kinh này, ĐTC Phanxicô cho biết đó là một “dấu hiệu hữu hình về tinh thần quảng đại và về tinh thần hữu nghị mà chúng ta đã chia sẻ trong nhiều năm, một cuộc hành trình được thực hiện từ nhiều bước tiến nhỏ”.

“Ước nguyện chân thành của tôi đó chính là các Phật tử và các tín hữu Công giáo sẽ phát triển ngày càng gần nhau hơn, nâng cao kiến thức hiểu biết lẫn nhau và đồng thời tôn trọng các truyền thống tâm linh cũng như cung cấp cho thế giới một lời chứng về các giá trị công lý, hòa bình và việc bảo vệ phẩm giá con người”, ĐTC Phanxicô nói.

Văn bản dài 185 trang phải mất 11 tháng để được dịch sang tiếng Ý và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Vatican. Nó cũng sẽ được dịch ra 7 thứ tiếng khác, bao gồm tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, theo ucanews.com

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết