Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã nói ôngTrump “không phải là một Kitô hữu” vì dự định sẽ cho xây dựng một bức tường dọc theo biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ĐTC Phanxicô và Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng Năm sắp tới, khi vị tổng thống Hoa Kỳ tới Italy tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới.
Theo các nguồn tin ngoại giao, ông Trump sẽ hội kiến ĐTC Phanxicô trong chuyến thăm này. Các nhà lãnh đạo G7 sẽ quy tụ tại Sicily và hôm qua 5/2, Nhà Trắng đã khẳng định rằng ông Trump sẽ tham dự Hội nghị này.
Chính thức, Tòa Thánh không bình luận về thời điểm ĐTC Phanxicô sẽ tiếp kiến Tổng thống Trump, nhưng theo Vatican Insider, Hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ 26/5 đến 27/5 tại Taormina sẽ là một cơ hội để hai nhà lãnh đạo này gặp gỡ nhau.
Tính logic của cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và ông Trump vào tháng năm tới được hỗ trợ bởi thực tế rằng cả hai vị Tổng thống Barack Obama và George W. Bush đã tận dụng Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Italy như là một phương thế để họ có dịp hội kiến với các Đức Giáo Hoàng.
“Chuyến thăm này tạo cơ hội cho Tổng thống Trump được gặp gỡ Đức Thánh Cha”, một nguồn tin ngoại giao giải thích. “Và nếu như ông Trump tới Italy mà không hội kiến ĐTC Phanxicô, thì điều này sẽ được coi là như một sự mất mặt, đặc biệt là đối với cuộc đụng độ trước đó của hai nhà lãnh đạo về vấn đề di dân. Ông Trump cũng nhận thấy rằng dù cho ai đó ở bất cứ điểm nào trên dải quang phổ chính trị [mà] thực hiện việc công kích các Giáo hoàng thì chẳng hề khôn ngoan chút nào”.
Hễ cứ khi nào có những buổi hội nghị thì tất yếu sẽ xảy ra những căng thẳng, bởi lẽ Đức Phanxicô và Tổng thống Trump cũng đã từng xảy ra một cuộc tranh luận công khai. Năm ngoái, Đức Phanxicô đã chỉ trích ứng cử viên đảng Cộng hòa “không phải là một Kitô hữu” vì đã định xây dựng một bức tường dọc theo biên giới giữa Mexico với Hoa Kỳ trong một cuộc phỏng vấn, ĐTC Phanxicô đã lên tiếng chống lại những người được mệnh danh là những kẻ cứu rỗi dân túy vốn có thể sẽ dẫn đến các nhà độc tài giống như Hitler.
Vatican cũng đã chỉ trích lệnh cấm đi lại của tổng thống đối với những người dân đến các quốc gia như: Iran, Syria, Iraq, Libya, Somalia, Sudan và Yemen vào Hoa Kỳ và kế hoạch hạn chế số lượng những người tị nạn vào nước này.
Tuy nhiên, các so sánh cũng đã được tìm thấy giữa ĐTC Phanxicô và Tổng thống Donald Trump, như hai nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân túy đang đưa ra một sự đổi mới đối với các tổ chức riêng của mình, bằng cách gửi đi một thông điệp trực tiếp tới người dân.
Chủ nghĩa dân túy cũng có thể chứng minh là gây ra sự chia rẽ, qua hành động phản đối với Đức Thánh Cha vào cuối tuần qua tại Rome khi các áp phích chống Đức Phanxicô hiện diệp trên toàn thành phố. Người ta cho rằng đây là lần đầu tiên người ta chứng kiến một cuộc biểu tình công khai chống lại Đức Giáo Hoàng tại ‘thành phố bất tử’ kể từ sự sụp đổ của Nhà nước Giáo hoàng hồi thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, bên ngoài lãnh thổ Roma, Đức Phanxicô ngày càng được xem như một nhà lãnh đạo toàn cầu của các căn nguyên tiến bộ vì những quan ngại của Ngài đối với di dân, vấn đề bất bình đẳng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu và những lời kêu gọi thường xuyên của Ngài đối với một một trật tự thế giới mang đậm dấu ấn của Lòng Thương Xót.
Minh Tuệ chuyển ngữ