ĐTC với DCCT: Nói không với luân lý bàn giấy, thần học phải chú ý đến đời sống thực tế

Anphong1

Các nhà thần học, các nhà luân lý, các nhà thừa sai và các cha giải tội được mời gọi bước vào mối liên hệ sống động với Dân Chúa, quan tâm đến tiếng kêu của những người bé mọn nhất. Đối với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô, Đức Phanxicô đề nghị một sự phân định trong dấu chỉ của lòng thương xót. Và trong lĩnh vực đạo đức sinh học, ngài kêu gọi “tránh xa các động lực phân cực cực đoan”, dung hòa giữa tính nghiêm ngặt của khoa học và sự gần gũi với cuộc sống thực của con người.

Sử dụng “ngôn ngữ của người dân” và xây dựng các đề xuất khả thi và nhân bản về đời sống luân lý để làm cho các thành quả của suy tư thần học có thể tiếp cận được. Đó là lời mời mà Đức Thánh Cha gửi đến các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô và những người tham gia hội nghị “Thánh Anphongsô: vị mục tử của những người bé nhỏ nhất và là tiến sĩ của Giáo hội“, trong buổi tiếp kiến khoảng ba trăm người vào sáng hôm qua 23/03/2023 tại Hội trường Clementina ở Vatican.

“Anh chị em được chọn ra từ đàn chiên, anh chị em thuộc về họ, đừng quên không khí của người dân, tư tưởng của người dân, cảm xúc của người dân. Và đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, không! Đây là dân trung thành thánh thiện của Thiên Chúa, những người không thể sai lầm “trong lòng tin”, đừng quên điều đó!

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Nói không với một thứ đạo đức lạnh lùng

Lời kêu gọi là “đưa ra một đề xuất cho đời sống Kitô hữu” mà, “tuy nhiên, không phải là một nền luân lý lạnh lùng, bàn giấy”: một đề xuất đã trưởng thành từ một “sự phân định mục vụ đầy tình yêu thương xót, nhắm đến sự hiểu biết, tha thứ, đồng hành và trên hết là hội nhập”. Quả thật, mọi đề xuất thần học luân lý đều lấy tình yêu của Thiên Chúa làm nền tảng.Về vấn đề này, Đức Thánh Cha chia sẻ một hồi ức cá nhân:

Chỉ cần nghĩ rằng chúng tôi đã không thể đọc cuốn sách đầu tiên của Häring “Luật Chúa Kitô”, việc đó từng bị cấm: ‘Không! Đó là dị giáo, các anh không thể đọc nó!’. Và tôi đã chỉ được học thứ luân lý nói rằng: “Trên bàn thờ thiếu hai cây nến là tội trọng, thiếu một cây là tội nhẹ”… Và toàn bộ việc giải nố là như thế, và tôi xin nói một cách khiêm tốn… Tạ ơn Chúa, điều đó đã kết thúc, đó là một thứ luân lý bàn giấy lạnh lùng.”

Từ đó, ĐTC kêu gọi:

“Các nhà thần học luân lý, các nhà thừa sai và các cha giải tội được mời gọi bước vào một mối quan hệ sống động với Dân Chúa, đặc biệt mang lấy tiếng kêu của những người bé mọn nhất, để hiểu những khó khăn thực sự của họ, để nhìn cuộc sống từ góc nhìn của họ và cung cấp cho họ những câu trả lời phản ánh ánh sáng của tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha.”

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

“Con đường cái nhiên” của việc lắng nghe và đối diện

Suy nghĩ về các vấn đề đạo đức sinh học, Đức Thánh Cha yêu cầu chúng ta trau dồi “sự kiên nhẫn lắng nghe và đối diện như Thánh Anphongsô khuyến nghị cho các tình huống xung đột”. Thái độ cơ bản cho “việc tìm kiếm các giải pháp chung là nhận ra và bảo đảm sự tôn trọng đối với sự thánh thiêng của mọi sự sống”.

Cần phải tránh các động lực phân cực cực đoan, điển hình của cuộc tranh luận trên phương tiện truyền thông hơn là nghiên cứu khoa học và thần học lành mạnh và phong phú: tốt hơn là hãy áp dụng nguyên tắc, luôn được Thánh Anphongsô chỉ ra, về “con đường cái nhiên hơn”, vốn không phải là một sự cân bằng ngoại giao… Không, con đường cái nhiên là sáng tạo, nó phát sinh từ sự sáng tạo và có sức sáng tạo. Chỉ những ai đã từng học và thực sự bước vào con đường này thì mới hiểu được điều đó. Chúng ta không phải cân bằng sao? Không, đó không phải là con đường cái nhiên. Đề xuất về đạo đức sinh học phải chú ý đến những bi kịch thực sự của con người, những người thường thấy mình bối rối trước những tình huống khó xử về đạo đức trong cuộc sống.”

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Một lương tâm trưởng thành

Trong sự thay đổi phức tạp và nhanh chóng của thời đại đang diễn ra, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh vai trò quan trọng của những người được ban cho một “lương tâm trưởng thành”, những người đặt mình vào việc phục vụ anh chị em của họ, có khả năng xây dựng “những lập luận hợp lý và vững chắc, bắt nguồn từ đức tin, phù hợp với lương tâm của người trưởng thành và có trách nhiệm“. Lương tâm – ĐTC Phanxicô giải thích – là nơi mà mọi người chỉ có một mình với Thiên Chúa”, trong đó Lời của Đấng Tạo Hóa vang lên, tại trường học của Người “mỗi người học cách đối thoại với người khác”.

Khiêm tốn và hy vọng

Ngoài ra, cái nhìn của Đức Thánh Cha mở rộng đến các câu hỏi về đạo đức xã hội. Thái độ được đề nghị để bước vào cơ cấu phức tạp của xã hội nơi chúng ta đang sống là bước đi với sự khiêm nhường cùng với dân Chúa, tránh những thái độ lên án:

“Cuộc khủng hoảng môi trường, quá trình chuyển đổi sinh thái, chiến tranh, một hệ thống tài chính có khả năng điều kiện hóa cuộc sống của con người đến mức tạo ra những nô lệ mới, thách đố xây dựng tình huynh đệ giữa các cá nhân và các dân tộc: những vấn đề này phải kích thích chúng ta nghiên cứu và đối thoại. “Chúa là cùng đích của lịch sử” và nhân loại, được đổi mới trong Chúa Kitô, được định sẵn để lớn lên như gia đình của Thiên Chúa.”

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Buổi tiếp kiến ​​của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của Học viện Giáo hoàng Anphongsô

Bên cạnh những vấn đề đạo đức nghiêm trọng về di cư hay ấu dâm, ngày nay còn có thêm những vấn đề về lợi nhuận tập trung vào tay một số ít hoặc sự phân chia quyền lực toàn cầu. ĐTC Phanxicô khuyến khích chúng ta chấp nhận những thách đố này với lòng tin tưởng, “sẵn sàng giải trình về niềm hy vọng trong chúng ta”, chú ý đến Sự Thật cứu độ và thiện ích của con người.

75 năm hoạt động

Học viện Giáo hoàng Alphongsô sẽ kỷ niệm 75 năm hoạt động vào năm tới. Được thành lập vào ngày 9 tháng 2 năm 1949 bởi các Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế, Học viện này là một phần của Đại học Giáo hoàng Lateranô. Theo tinh thần của Thánh Anphongsô Maria de Liguori, người canh tân thần học luân lý trong thế kỷ của ngài, và hòa hợp với Huấn quyền của Giáo hội, như được thể hiện đặc biệt tại Công đồng Vatican II, Học viện Giáo hoàng Anphongsô hướng đến sự hiểu biết toàn diện về con người trong chiều kích cá nhân và Kitô giáo của họ.

Minh Tâm (dựa theo VaticanNews)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube