ĐTC Phanxicô hoan nghênh nỗ lực đại kết chống lại chế độ nô lệ hiện đại

ROME – Trong một thông điệp video mới hướng về quê hương của mình tại Argentina, hôm thứ Hai 7/5 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi của mình chống lại chế độ nô lệ hiện đại và đồng thời hoan nghênh những nỗ lực đại kết giữa các nhà thờ Kitô giáo để cùng nhau tham gia trong cuộc đấu tranh này.

 “Chế độ nô lệ không phải là mọt điều gì đó trong quá khứ”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong thông điệp video của mình. “Đó là một thực tế đã bám rễ sâu và ngày nay nó được biểu lộ dưới nhiều hình thức: nạn buôn bán người, việc bóc lột người khác thông qua tình trạng nợ nần của họ, bóc lột trẻ em, bóc lột tình dục và bắt buộc làm việc trong nước là một số hình thức của nó”.

81aff002d441316cb5743c3372b273f8-690x450Theo số liệu thống kê mới nhất được ĐTC Phanxicô chia sẻ trong thông điệp của mình, có hơn 40 triệu người, bao gồm nam giới, nhưng trước hết là phụ nữ và trẻ em, những người bị bắt làm nô lệ ngày nay. ĐTC Phanxicô cho biết những con số này “có thể đã bị đánh giá thấp”.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng ngày nay có nhiều nô lệ hơn bao giờ hết, và nó thường được coi như là một trong ba ngành công nghiệp bất hợp pháp mang lại lợi nhuận nhiều nhất trên thế giới, cùng với nghành công nghiệp buôn bán ma túy và buôn bán vũ khí.

ĐTC Phanxicô đã chia sẻ tại một diễn đàn diễn ra từ ngày 5-8 tháng 5 về chế độ nô lệ do Đức Thượng phụ Đại Kết Bartholomew của Constantinople, cũng như Tổng Giáo Phận Buenos Aires, mà ĐTC Phanxicô từng lãnh đạo, và Học Viện Chính Thống Athenagoras tại Berkley. Diễn đàn được tổ chức bởi Tòa Thượng Phụ Đại kết Buenos Aires.

ĐTC Phanxicô bắt đầu video của mình bằng cách cảm ơn Đức Thượng phụ Bartholomew và Đức Tổng Giám mục Anh giáo Justin Welby Địa phận Westminister vì đã khai mạc các diễn đàn: “Nó giúp tôi nhận biết rằng chúng ta chia sẻ mối quan tâm tương tự đối với các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại”, ĐTC Phanxicô nói.

Phạm vi của diễn đàn đó là quy tụ các chuyên gia, các chính trị gia, các thần học gia và các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới để tiếp tục cuộc đối thoại được bắt đầu vào năm ngoái, với cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại Istanbul với chủ đề “Tội lỗi trước mắt chúng ta”.

“Chứng kiến thực tế bi thảm của chế độ nô lệ ngày nay, không ai có thể rửa tay nếu như họ không muốn đồng lõa với tội ác chống lại loài người”, ĐTC Phanxicô chia sẻ trong thông điệp video do Vatican công bố hôm thứ Hai.

Bước đầu tiên để chống lại nó, ĐTC Phanxicô nói, chính là triển khai một chiến lược vốn cho phép sự hiểu biết thêm về vấn đề này, đồng thời phá vỡ “bức màn thờ ơ” mà dường như “đã bao trùm một phần của nhân loại vốn đã phải chịu đau khổ”.

Theo ĐTC Phanxicô, dường như có một số người không muốn nắm bắt hoàn toàn phạm vi của vấn đề, có lẽ bởi vì họ “trực tiếp liên quan đến các tổ chức tội phạm, họ không muốn nói về điều này, đơn giản chỉ bởi vì họ nhận được lợi nhuận cao ngất nhờ vào các hình thức nô lệ mới”.

Nhưng, cũng có những người, thậm chí ngay cả khi đã nhận biết về vấn đề này, ĐTC Phanxicô nói, từ chối việc đề cập bởi vì nó sẽ chấm dứt “chuỗi tiêu thụ” của”các dịch vụ mà những người nam giới, phụ nữ và trẻ em bị biến thành những kẻ nô lệ”, và điều mà những người tiêu dùng ưa chuộng.

“Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ: tất cả chúng ta đều được mời gọi để từ bỏ mọi hình thức đạo đức giả, đối mặt với thực tế rằng chúng ta cũng chính là một phần của vấn đề”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng ta không được phép nghoảnh mặt đi và tự cho rằng mình không hề hay biết hoặc vô tội”.

Một chiến lược khác để chống lại tội ác chống nhân loại này, ĐTC Phanxicô nói, đó là làm những công việc có lợi cho các nạn nhân, không cho phép những kẻ tham nhũng và các tội phạm thoát khỏi công lý.

Tuy nhiên, việc áp dụng các đạo luật mạnh mẽ để trừng phạt những kẻ tội phạm, ĐTC Phanxicô nói, là không đủ nếu như “sau đó, những nguyên nhân gốc rễ sâu xa của vấn đề không được giải quyết”. Các quốc gia nghèo đói cùng cực, ĐTC Phanxicô nói, không thể đảm bảo sự an toàn hoặc các quyền thiết yếu cho công dân của mình, khiến họ trở thành con mồi dễ dàng hơn đối với bọn tội phạm có tổ chức.

“Tội phạm có tổ chức và nạn buôn người bất hợp pháp đã lựa chọn các nạn nhân của họ trong số những người hiện nay có ít phương tiện để tồn tại và thậm chí là không hề có chút hy vọng nào về tương lai”, ĐTC Phanxicô nói. “Hay nói một cách rõ ràng hơn: đó là những người nghèo nhất, người bị loại bỏ nhất, những người bị bỏ rơi nhất”.

Do đó, ĐTC Phanxicô nói, câu trả lời đó chính là tạo ra những cơ hội cho sự phát triển con người toàn diện, bắt đầu với giáo dục và tiếp tục với các cơ hội việc làm. Đổi lại, ĐTC Phanxicô thừa nhận, điều này đòi hỏi “sự can đảm, sự nhẫn nại và kiên trì, một nỗ lực chung và toàn cầu từ tất cả các thành tố trong xã hội”.

“Các Giáo hội cũng phải nỗ lực về vấn đề này”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng ta, với tư cách là các Kitô hữu, cùng nhau được mời gọi để phát triển một sự hợp tác ngày càng lớn hơn, để tất cả các hình thức của sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử đều được khắc phục, vì đây là những điều có thể khiến cho một người có thể biến người khác thành nô lệ”.

ĐTC Phanxicô đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ hiện đại kể từ thời Ngài còn là Tổng giám mục Buenos Aires, nơi mà Ngài đã tài trợ cho một tổ chức phi chính phủ địa phương có tên gọi là “La Alameda” vốn cung cấp cho Ngài những thông tin về tình trạng lao động nô lệ tại các cửa hàng may mặc bất chính của Argentina và cũng như nạn buôn bán người cho hoạt động mại dâm. Vị Giáo Hoàng tương lai thường giúp đỡ các nạn nhân tìm kiếm việc làm và xin tị nạn cho những người sống sót.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube