ĐHY John Tong Hon: Việc phản đối thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc là ‘bất hợp lý’

Đức Hồng y John Tong Hon đã lên tiếng ủng hộ một thỏa thuận đề xuất về việc bổ nhiệm các Giám mục giữa Vatican và Trung Quốc, đồng thời cho biết ngài tin rằng chính phủ Trung Quốc nói chung đã trở nên khoan dung hơn, và một thoả thuận sẽ giúp mang lại sự cởi mở và thống nhất đối với Giáo hội.

ĐHY Tong là nguyên Giám mục Hồng Kông, và ngài đã phát biểu tại một hội nghị từ ngày 22-23 tháng 3 vừa qua với chủ đề: “Kitô giáo trong Xã hội Trung Quốc: Sự ảnh hưởng, Tiếp xúc và Hội nhập Văn hoá” diễn ra tại Đại học Giáo Hoàng Gregorian của Rome.

ĐHY Tong là một trong hai Hồng y của Trung Quốc, người kia là người tiền nhiệm của ngài, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen). Trong khi ĐHY Zen luôn là một nhà phê bình thẳng thắn đối với thỏa thuận được đề xuất, ĐHY Tong lại có một lập trường khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với một số nhà báo, một trong số đó là phóng viên của CNA, ĐHY Tong cho biết việc phản đối thỏa thuận này là “bất hợp lý,” bởi vì thỏa thuận nhằm hướng tới sự hiệp nhất. Ngài gọi đó là thoả thuận “có tầm nhìn xa” và đồng thời cho rằng đôi khi sự hy sinh là cần thiết đối với người Công giáo để trở thành “thành viên của một gia đình”.

Thỏa thuận này – vốn được cho là tuân theo mô hình thỏa thuận của Vatican với Việt Nam, cho phép Toà Thánh lựa chọn các Giám mục từ danh sách một số ứng cử viên do chính phủ đề cử – được đồn đoán là “sắp xảy ra”.

Flags_of_China_and_Vatican_City_Credit_FreshStock_on_Shutterstock_CNATrong bài viết được đăng trên trang blog của mình gần đây, Đức Hồng y Zen đã chỉ ra rằng thỏa thuận này có thể được ký ngay vào ngày 23 tháng 3 hoặc ngày 27 tháng 3. Nếu thỏa thuận đạt được, ĐHY Zen cho biết ngài sẽ “nghỉ hưu trong thinh lặng” và đồng thời sẽ “sống ẩn dật và cầu nguyện” nhưng ngài sẽ không phản đối Đức Giáo hoàng.

Trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo, Đức Hồng y Hon cho biết ngài không muốn suy đoán về thời điểm thỏa thuận có thể xảy ra, nhưng đồng thời cho biết ngài “lạc quan” vì điều này cuối cùng cũng đã xảy ra.

Dưới đây là những trích đoạn của cuộc trò chuyện của Đức Hồng y Hon với các nhà báo:

Hội nghị này đề cập đến sự hiện diện của Kitô giáo ở Trung Quốc. Theo quan điểm của ngài, tình hình hiện tại đối với Kitô hữu nơi đây ra sao? Một số người nói rằng có một sự đàn áp và gia tăng những hạn chế đối với các tôn giáo, nhưng những người khác thì lại cho biết rằng tình hình đã được cải thiện. Ý kiến của ngài về vấn đề này là gì?

Tôi là một công dân Hồng Kông. Hồng Kông thuộc về một quốc gia, là một phần của Trung Quốc, nhưng Hồng Kông, sau năm 1997, là một quốc gia được điều hành dưới hai hệ thống, có nghĩa là Hồng Kông vẫn tiếp tục là một chính quyền tư bản chủ nghĩa, và Trung Quốc hiện đang dưới sự quản lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong 50 năm. Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện những điều tương tự như trước đây. Về vấn đề Trung Quốc, tôi cũng là một người nước ngoài, do đó điều này có nghĩa là tôi không phải là một người trong cuộc. Tôi có thể đưa ra ấn tượng của tôi với một kiến thức hạn chế về Trung Quốc … Với bức tranh chung, tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, vì vậy đôi khi chúng ta nhận thấy sự thắt chặt về phần này, nhưng Trung Quốc thì vô cùng to lớn. Chúng ta không thể sử dụng điều này để miêu tả … Nếu như chúng ta có một tầm nhìn xa về Trung Quốc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang trở nên văn minh hơn, gần gũi hơn với thế giới bên ngoài. Và kế đến, tôi nghĩ rằng tình hình chung, trong hiện tại, là tốt hơn. Đó sẽ là những nhận xét của tôi.

Vậy cảm nhận của ngài đó là Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn và khoan dung hơn đối với tôn giáo?

Trong tương lai c ó l ẽ l à vậy. Bởi vì người dân có thể bước ra khỏi Trung Quốc, hiện nay hầu hết mọi người dân đều muốn đến Hồng Kông hoặc bước ra ngoài Trung Quốc trong khoảng một tuần lễ, vì vậy đôi mắt của họ có thể được mở ra sau khi quan sát thế giới bên ngoài. Vì vậy, tất nhiên họ có những kỳ vọng cao hơn. Và cũng vậy các quan chức đều biết rằng, họ không ngu ngốc, họ biết sự mong đợi của hầu hết người dân, và mặc dù một mặt, họ muốn thực hiện thẩm quyền của họ đối với người dân, nhưng đồng thời họ phải thỏa hiệp. Vì vậy, đôi khi có một sự căng thẳng, nhưng đôi khi lại có một chính sách nới lỏng. Nhưng về lâu dài Trung Quốc sẽ trở nên cởi mở hơn và thoáng hơn, không còn cách nào khác. Nếu tôi là quan chức, tôi cũng sẽ làm những điều tương tự. Vì vậy, tôi cảm thấy lạc quan.

Trong những lời nhận xét mở đầu ngài đã nói về tầm quan trọng của việc đối thoại và giao thiệp giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và Kitô giáo. Điều này nhắc nhở tôi về những lời nhận xét của ngài vào tháng Hai về một thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám mục và việc cho phép Giáo hội đăng ký tại Trung Quốc. Ngài cho biết ngài cảm thấy lạc quan nếu như thoả thuận này tuân theo mô hình của Việt Nam. Một số người nói nó sẽ không theo mô hình này. Liệu ngài sẽ vẫn lạc quan?

Vâng, tôi vẫn lạc quan, bởi vì tôi luôn luôn, đây chính là xác tín của tôi, bất cứ điều gì hợp lý có thể tồn tại trong một thời gian dài. Bất cứ điều gì là không hợp lý cũng sẽ dần phai nhạt hoặc phải được thay đổi. Chúng ta có thể nhận thấy điều này từ toàn bộ lịch sử nhân loại, thậm chí ngay cả lịch sử của Trung Quốc. Ngay cả Mao Trạch Đông, ông ta còn độc ác, mạnh mẽ, nhưng cuối cùng … và cũng là cuộc cách mạng văn hoá đã tạo ra rất nhiều tình huống hỗn loạn ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng những tình huống đó đã bị thay đổi. Vì vậy, không có cách nào khác.

Vì vậy, trong trường hợp này, thỏa thuận này sẽ là ‘hợp lý’, và điều gì ‘bất hợp lý’ sẽ chống lại nó?

Vâng, đúng vậy.

Rất nhiều vấn đề đã được nói đến trong giới truyền thông về người tiền nhiệm của ngài, Đức Hồng y Zen, người đã thẳng thắn chống lại thỏa thuận này. Ngài có ý kiến gì về điều này và điều này nói gì về động lực hiện tại ở Trung Quốc?

Đây là một thế giới tự do, mọi người đều có thể bày tỏ ý kiến riêng của mình. Mọi người đều có thể sử dụng trí tuệ c ũng như sự khôn ngoan của mình để nhận định. Vì vậy, khi chúng ta rộng mở đôi mắt và đôi tai của mình, chúng ta có thể nghe rất nhiều, rất nhiều tiếng nói khác nhau. Vì vậy, đây là một thế giới tự do. Chúng ta, với tư cách là những con người, chúng ta tôn trọng tất c ả mọi người như là một con người. Vì vậy, có những ý kiến khác nhau, theo sự hiểu biết của mỗi người để nh ận định. Đó là ý kiến của tôi, mà tôi đ ã nhận được từ người thầy của tôi, đó là bài học mà tôi đã học được.

Đức Thánh Cha Phanxicô được tiếp đón thế nào ở Trung Quốc? Ở phương Tây, Ngài rất nổi tiếng thậm chí ngay cả giữa những người không phải là người Công giáo. Điều này có giống với ở Trung Quốc không?

Vâng. Nói chung, ĐTC Phanxicô được cả người Công giáo lẫn những người không phải Công giáo yêu mến.

L ời kêu gọi của ĐTC Phanxicô?

Ngài là một người khiêm tốn. Điều đầu tiên đó là Ngài thực sự khiêm tốn, và một người khiêm tốn sẽ được nhiều người yêu mến. Nếu chúng  ta tự hào vì có rất nhiều kẻ thù. Đây cũng là giáo huấn Kinh Thánh của chính Chúa Giêsu. Vì vậy chúng ta phải khiêm tốn. Chúa Giêsu đã tự hạ mình và xuống thế gian và cuối cùng chịu khổ hình thập giá. Vì vậy, khiêm tốn là vô cùng quan trọng. Và thứ hai, ĐTC Phanxicô có một tầm nhìn xa. Ngài không chỉ nhận thấy vấn đề hiện tại mà còn v ề việc làm thế nào để đạt được triều đại của Thiên Chúa. Triều đại của Thiên Chúa là làm cho toàn thể nhân loại, trở thành một gia đình, và tất cả chúng ta đều là anh chị em, cả thế giới. Cũng thông qua các cuộc đàm phán được thúc đẩy và được ủng hộ bởi Công đồng Vatican II … Đôi khi chúng ta có thể mất mát một điều gì đó để chúng ta có thể đạt được tình hữu nghị và thiết lập một kiểu mẫu cho tất cả mọi người và những người khác, vì vậy cuối cùng chúng ta trở thành bằng hữu, và cuối cùng chúng ta trở thành thành viên của một gia đình. Lúc đó, triều đại Thiên Chúa sẽ được hoàn thành trên trái đất … Tôi đã được đào tạo cách đây 50 năm tại Đại học Urbanianum. Vào thời điểm đó Công đồng Vatican II đang được tổ chức, và tôi đã chứng kiến lễ bế mạc. Và ngay lập tức, tôi đã được thụ phong linh mục c ùng với hơn 60 bạn cùng lớp bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Vì vậy, đó là những gì chúng tôi đã được dạy, và chúng tôi cũng có được những điều mà chúng tôi đã được dạy để tin tưởng. Vì vậy, nếu qu ý vị không tin điều đó, rằng đó chỉ là  việc tìm kiếm những thứ nhất định, đó là chuyện của quý vị, đó không phải là niềm tin của tôi. Và cuối cùng, chúng ta phải cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc.

Người ta đã nói về một thoả thuận với Trung Quốc trong nhiều năm qua, và bây giờ có vẻ như điều này là khá chắc chắn …

Tôi không muốn đưa ra bất kì dự đoán nào, đi ều đó tuỳ thuộc vào Thánh ý Chúa.

Nhưng nếu điều đó xảy ra, có một điều gì đó về Triều đại Giáo Hoàng hay phong cách ngoại giao của ĐTC Phanxicô vốn cho phép thỏa thuận này xảy ra? Có điều gì đó về cách Ngài thực hiện tài ngoại giao vốn sẽ làm cho thỏa thuận này có nhiều khả năng hơn trong quá khứ?

Nếu có bất kỳ sự đột phá nào, đó chính là Thánh ý Chúa, tôi không muốn đưa ra bất cứ suy đoán nào. Tôi không phải là một tiên tri, tôi chỉ theo giáo huấn võ đoán của chúng ta trong Giáo Hội, và cũng là giáo huấn của hiến pháp do Công đồng Vatican II ban hành. Những gì tôi học được trong việc giảng dạy trong chủng viện, chúng tôi cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc, nhưng tôi không muốn đưa ra bất cứ suy đoán nào… trong năm, gần ba năm trước đây, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Giáo Hội tại Trung Quốc, đặc biệt trong suốt giai đoạn đó, cũng hết sức vui mừng khi đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha. Vì vậy, điều đó cho thấy rằng họ rất tích cực về Đức Thánh Cha vì họ làm theo những hướng dẫn của Ngài.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube