Cơ quan cứu trợ Công giáo Vương quốc Anh kêu gọi hành động quyết liệt hơn để chống lại 'cuộc khủng hoảng lương thực'

Một phụ nữ dẫn lừa đi chở nước ở quận Higlo Kebele, Ethiopia bị hạn hán, ngày 8 tháng 2 năm 2022 (Ảnh: Michael Tewelde, tài liệu của Chương trình Lương thực Thế giới/ Reuters qua CNS)

Một phụ nữ dẫn lừa đi chở nước ở quận Higlo Kebele, Ethiopia bị hạn hán, ngày 8 tháng 2 năm 2022 (Ảnh: Michael Tewelde, tài liệu của Chương trình Lương thực Thế giới/ Reuters qua CNS)

Hơn 26 triệu người ở châu Phi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trong năm nay do mùa màng thất bát và điều kiện hạn hán ở nhiều nơi trên lục địa này.

CAFOD, cơ quan phát triển quốc tế chính thức của các Giám mục Anh và xứ Wales, đã đưa ra lời kêu gọi ‘Cuộc Khủng hoảng Lương thực Thế giới (World Food Crisis) nhằm gây quỹ nhằm cung cấp sự hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.

Cơ quan này lưu ý rằng châu Phi không chỉ đối mặt với hạn hán kinh hoàng và giá lương thực tăng cao, mà còn phải chịu sự tàn phá của nạn châu chấu hoành hành.

Ngoài ra, những ảnh hưởng lâu dài của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine – nguồn cung cấp ngũ cốc chính trong khu vực – cũng đang ảnh hưởng đến giá lương thực.

Will Cruddace, Lãnh đạo Phát triển Cộng đồng CAFOD cho Giáo phận Nottingham, phát biểu với BBC Radio Derby rằng tình hình quả thực “thật tồi tệ”.

“Trên khắp thế giới, chúng ta hiện đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng lương thực, nhưng đặc biệt, nó tập trung vào Đông Phi, nơi hiện đang phải đối mặt với htình trạng ạn hán tồi tệ nhất trong khoảng 40 năm, dẫn đến mùa màng thất bát, gia súc chết và sản lượng lương thực giảm tổng thể. 26 triệu người sẽ phải lâm cảnh đói kém”, ông Cruddace phát biểu với BBC Radio Derby.

Ông Cruddace làm việc với các tình nguyện viên trong Giáo phận Nottingham để truyền đạt các thông điệp của chiến dịch CAFOD với Giáo hội địa phương. Giáo phận bao gồm hầu hết các vùng Trung du phía Đông của Anh, bao gồm Nottinghamshire, Derbyshire, Leicestershire và Lincolnshire.

Chiến dịch chống khủng hoảng lương thực hiện nay đang gây quỹ để mua thực phẩm và gia súc, giúp trồng nhiều loại cây trồng có khả năng chống hạn hán tốt hơn, sửa chữa máy bơm nước và làm việc với các cộng đồng – thông qua các tình nguyện viên và các chuyên gia địa phương – để xây dựng trong dài hạn.

CAFOD đã đào tạo các tình nguyện viên và chuyên gia làm việc tại Ethiopia và khắp Đông Phi để giúp đỡ, sống tại địa phương và thường đến từ các cộng đồng mà họ phục vụ.

Ông Cruddace phát biểu với BBC Radio Derby rằng cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cũng đang ảnh hưởng đến người dân ở Anh, và đồng thời chỉ ra một vấn đề lớn hơn trong chuỗi lương thực quốc tế.

“Chiến dịch này là một chiến dịch mà chúng tôi đặc biệt có thể nhìn thấy ngay trước mắt chúng tôi. Chuỗi thực phẩm đã bị phá vỡ khá rõ ràng, và chỉ cần đi vào siêu thị là chúng ta có thể thấy mức giá đắt đỏ như thế nào”, ông Cruddace nói.

Tuy nhiên, ông Cruddace vẫn kêu gọi mọi người hãy thể hiện sự liên đới bằng mọi cách có thể.

“Chúng tôi có thể thấy rằng có điều gì đó không ổn ở đây, và chúng tôi hoàn toàn có thể thông cảm, tất cả chúng ta đều đang trải qua cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, nhưng chúng tôi không nhất thiết chỉ yêu cầu tài trợ,, chúng tôi cũng có một chiến dịch được vận hành cùng với lời kêu gọi ‘Cuộc Khủng hoảng Lương thực Thế giới’ của chúng tôi, được gọi là ‘Khắc phục Hệ thống Lương thực’, trong đó một số Giáo xứ địa phương của chúng tôi gần đây cũng đã tham gia”, ông Cruddace nói.

Chiến dịch giáo dục này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về những gì không hiệu quả với hệ thống thực phẩm hiện tại và lý do tại sao nó nên được khắc phục, cũng như đưa ra ví dụ về các lựa chọn thay thế đã được áp dụng. Nó cũng cho thấy những bước cụ thể có thể được thực hiện ở Anh để giúp đỡ hệ thống lương thực.

Ông Cruddace cũng lưu ý rằng CAFOD đã thực hiện một chiến dịch Mùa Chay chống nạn đói kém.

“Trong lời kêu gọi Mùa Chay của chúng tôi, chúng tôi đã thực hiện chiến dịch ‘Walk Against Hunger’ (Đi bộ chống lại nạn đói), trong đó một số trường học và Giáo xứ địa phương của chúng tôi đã cùng nhau đi bộ để quyên góp tiền chống lại nạn đói kém. Trong tất cả các chiến dịch của CAFOD, nó không chỉ là về việc gây quỹ mà còn về việc nâng cao nhận thức trong các cộng đoàn ở Anh và xứ Wales”, ông Cruddace giải thích.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube