Chúa Giêsu Phục Sinh là Kẻ thù của Chủ nghĩa toàn trị

“Sự phục sinh của Đấng Christ” Sisto Badalocchio (1585-1647)(ảnh: Public Domain)

“Chúa Giêsu Phục sinh”, tranh của danh họa Sisto Badalocchio (1585-1647)

Một trong những mối quan tâm thúc bách nhất của các tác giả Phúc Âm là đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng sự kiện Phục sinh là có thật – mà trên thực tế, Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.

Chủ nghĩa hoài nghi sẽ là phản ứng phổ biến nhất đối với sự kiện phi thường này. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng ngay cả một trong các Tông đồ, Tôma, đã bày tỏ sự nghi ngờ khi được các Tông đồ khác tường thuật lại mọi sự.

Khi tạo nên một trình thuật bằng văn bản, cần phải cung cấp một số chi tiết cụ thể – ví dụ, làm thế nào những nghi ngờ của Tôma được xua tan không chỉ bằng cách nhìn thấy Chúa Kitô Phục sinh, mà còn bằng cách chạm vào Người. Chúng ta cũng được cho biết rằng Chúa Giêsu đã dùng bữa (cụ thể là cá nướng) sau khi phục sinh, chắc chắn không phải là điều gì đó sẽ không có ma hay sự hiện ra nào làm được. Những luận chứng hữu hình như vậy được khuếch đại bởi lời kể của các nhân chứng, như các Môn đệ đã gặp Chúa Giêsu trên đường Emmaus và tường thuật rằng họ chỉ nhận ra Người sau khi Người bẻ bánh.

Kế đến, như giờ đây, các Kitô hữu phải thu thập mọi chứng cớ để làm chứng về điều này.

Sự Phục sinh luôn luôn là một điều gây ra một sự lưỡng lự. Trớ trêu thay, đối với một số người, đó quả thực là một trở ngại đối với đức tin, vì nó vượt xa kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Nếu tôi nói với bạn rằng người chú quá cố Charlie của bạn đã trở về từ ngôi mộ của ông ấy, bạn không chỉ khó chấp nhận mà còn bắt đầu tự hỏi liệu những điều tôi đã khẳng định có phải là sự thật hay không.

Nhưng nếu như sau đó, bạn nghe về một số điều cụ thể mà chú Charlie đã làm sau khi trở về từ cõi chết, thái độ của bạn sẽ bắt đầu thay đổi.

Đối với một số người cam kết với tầm nhìn ý thức hệ về việc chỉnh đốn xã hội, sự Phục sinh là một trở ngại chính trị. Truyền thống lâu đời về tinh thần bác ái Kitô giáo, vốn được đặt trên nền tảng là tình yêu, đã bị Cánh tả hiện đại từ bỏ khá nhiều. Họ không có thời gian dành cho Giáo huấn của Giáo hội rằng chúng ta được Chúa Kitô mời gọi, như một vấn đề lương tâm, để đáp ứng nhu cầu của người nghèo (những người mà Chúa Giêsu đã nói rằng chúng ta sẽ luôn luôn có bên cạnh chúng ta, một cách tình cờ).

Sự Phục sinh là một điều phi thường đến nỗi nó minh chứng cho thẩm quyền của Đức Kitô. Nó chứng minh rằng Đức Kitô là Đấng mà Ngài đã tuyên bố, và Giáo huấn của Ngài là đúng, chỉ cho chúng ta một chân lý cao siêu hơn – chân lý của Thiên Chúa. Và điều này mâu thuẫn với “tất định luật khoa học” vốn đã tiêm nhiễm cho quan điểm của chính trị cánh tả.

Chính trị cánh tả sẽ nhấn mạnh rằng không có sự thật nào cao siêu hơn. Tất cả chỉ là chủ nghĩa duy vật, không có tính siêu việt. Vì vậy, Chúa Giêsu đã sai lầm, lương tâm không quan trọng, bác ái cũng phản tác dụng. Chúng ta được mời gọi không phải để yêu thương anh chị em lân cận của mình, nhưng để tạo ra một xã hội không tưởng, nơi mà bất cứ thứ gì (kể cả mạng sống con người) đều có thể bị hy sinh.

Và vì vậy, ngày nay chúng ta quan sát thấy một nỗ lực rộng rãi nhằm làm suy yếu đức tin Kitô giáo. Sự Phục sinh được trình bày không phải là một sự kiện lịch sử thực tế, mà là một khoảnh khắc mơ hồ nào đó về sự thức tỉnh tâm linh. Và Giáo hội vốn khẳng định điều đó là có thật sẽ bị loại bỏ như một kẻ truyền bá những điều vô nghĩa mê tín và một sự cản trở sự tiến bộ thực sự.

Theo đó, Lễ Phục sinh bị cắt giảm bớt các biểu tượng văn hóa của nó – những chú thỏ, những thỏi kẹo và một bộ trang phục mới. Nó có thể hữu ích để tạo ra một cú hích trong doanh số bán lẻ mùa xuân, nhưng nó chắc chắn không được coi trọng.

Những gì chúng ta đang nhìn thấy là một sự tương đương với câu chuyện được đưa ra vào thời điểm đó – rằng các môn đệ của Chúa Giêsu đã đánh cắp thi thể của Người để tạo ra một huyền thoại về sự Phục sinh. Ngày nay chúng ta gọi đó là “tin tức giả” và chúng ta có thể hiểu tại sao các tác giả Tin Mừng lại gặp khó khăn như vậy để chống lại nó.

Xã hội của chúng ta đang đi theo đường hướng của chủ nghĩa toàn trị như là biểu hiện tột bậc của tầm nhìn duy vật. Chúng ta có thể chờ đợi áp lực lớn hơn đối với Giáo hội, và sự loại trừ sự thật ngày càng gia tăng khỏi cái gọi là quảng trường công cộng.

Nhưng sự thật vẫn tiếp tục tồn tại. Nó không bị đánh bại, bởi vì đó chính là chân lý. Đừng ngại công bố điều đó – ngõ hầu làm chứng cho sự kiện Phục sinh phi thường.

Chúa Kitô đã sống lại. Thật vậy, Ngài đã Phục sinh!

Linh mục Michael P. Orsi

 Là một Linh mục thuộc Giáo phận Camden, New Jersey, Cha Michael P. Orsi hiện đang phục vụ với tư cách là Cha sở Giáo xứ St. Agnes ở Naples, Florida. Cha Orsi là người dẫn chương trình “Action for Life TV”, một sê-ri truyền hình cáp hàng tuần dành cho các vấn đề liên quan đến việc ủng hộ bảo vệ sự sống, và các bài viết của Ngài xuất hiện trên nhiều ấn phẩm và tạp chí trực tuyến.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube