Các tín hữu Trung Quốc bị buộc 'phải' đăng ký trực tuyến mới có thể tham dự các buổi cầu nguyện

Các tín hữu Công giáo Trung Quốc tham dự Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại một nhà thờ được nhà nước công nhận ở Bắc Kinh (Ảnh: Greg Baker/AFP)

Các tín hữu Công giáo Trung Quốc tham dự Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro tại một nhà thờ được nhà nước công nhận ở Bắc Kinh (Ảnh: Greg Baker/AFP)

Chính quyền ở một tỉnh miền trung của Trung Quốc do Cộng sản cai trị đã yêu cầu tín đồ của tất cả các tôn giáo phải đăng ký trực tuyến để được phép tham dự tất cả các buổi cầu nguyện tại các địa điểm thờ phượng tôn giáo, một nhóm nhân quyền báo cáo.

Các quan chức ở tỉnh Hà Nam gần đây đã ban hành một thông tư nhằm thực hiện một chỉ thị yêu cầu phải đăng ký trước và phải được sự chấp thuận của ban tôn giáo tỉnh đối với bất kỳ người nào sẵn sàng tham dự các nghi lễ trong các nhà thờ Kitô giáo, các đền thờ Hồi giáo hoặc các ngôi chùa Phật giáo, ChinaAid đưa tin vào ngày 6 tháng 3.

Các tín đồ của các tôn giáo phải đặt chỗ và sắp xếp trực tuyến thông qua một ứng dụng có tên là “Smart Religion” (“Tôn giáo thông minh”) và họ phải chọn địa điểm để tham dự các buổi lễ.

Những người nộp đơn đăng ký phải điền đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm họ tên, số điện thoại, số CMND, hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp, ngày sinh thì mới có thể đặt chỗ.

Ứng dụng, do Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh Hà Nam triển khai, không cho phép các từ khóa tôn giáo như nhà thờ, đền thờ Hồi giáo, Kitô giáo và Công giáo.

Hà Nam là tỉnh đông dân thứ ba và là một trong những tỉnh có số tín hữu Kitô giáo lớn nhất ở Trung Quốc. Theo dữ liệu chính thức, khoảng 7 triệu trong số hơn 98 triệu người của tỉnh này là Kitô hữu.

Phần lớn các Kitô hữu là các tín hữu Tin lành thuộc các Giáo hội tại gia khác nhau có trụ sở tại các vùng nông thôn của tỉnh Hà Nam.

Có những lo ngại rằng những người cao tuổi không biết cách sử dụng các ứng dụng điện thoại di động để đặt chỗ tham dự có thể bị cô lập. Tuy nhiên, các quan chức cho biết các nhân viên sẽ giúp họ sử dụng ứng dụng.

ChinaAid báo cáo rằng do yêu cầu phải xin phép, số lượng các Kitô hữu tham dự các nghi lễ trong nhà thờ đã giảm xuống.

Hai Kitô hữu yêu cầu giấu tên nói với tờ China Christian Daily rằng trong một Thánh lễ Chúa Nhật tại một nhà thờ ở thành phố Trịnh Châu, họ được yêu cầu không được chụp ảnh, quay video hoặc viết về Thánh lễ trên không gian mạng của họ.

Họ cho biết những người tham dự vẫn phải ngồi cách xa nhau và đàn ông phải ngổi riêng biệt với phụ nữ.

Báo cáo phương tiện truyền thông nói rằng ứng dụng trực tuyến “Smart Religion” được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, một tháng sau khi Bộ Dân tộc và Tôn giáo Trung Quốc tổ chức hội nghị chuyên đề về việc xây dựng nền tảng quản lý “dữ liệu khổng lồ” về tôn giáo ở Hà Nam. Ứng dụng này đã được triển khai trên toàn tỉnh.

Ý tưởng này được cho là sản phẩm trí tuệ của Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia, cơ quan cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát các vấn đề về tôn giáo trong nước.

Các nhóm nhân quyền cho biết những biện pháp như vậy là một phần trong hệ thống giám sát và kiểm soát tôn giáo và các vấn đề tôn giáo của chính quyền Trung Quốc, mặc dù chính quyền tuyên truyền rằng nó nhằm bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.

Chính quyền cộng sản đặt mục tiêu quản lý chặt chẽ các tôn giáo một cách toàn diện để khiến tín đồ của các tôn giáo tuân thủ và thực hiện các hệ tư tưởng và mục đích chính trị của đảng, ChinaAid đưa tin.

Trung Quốc chính thức là một quốc gia vô thần. Tuy nhiên, nước này công nhận tư cách pháp nhân của năm tôn giáo có tổ chức – Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành.

Chính phủ điều hành một số cơ quan để điều chỉnh các công việc về các tôn giáo được công nhận hợp pháp. Tất cả các giáo sĩ và tổ chức tôn giáo đều phải đăng ký với chính phủ và tuân theo các chính sách nghiêm ngặt nếu không sẽ phải đối mặt với các cáo buộc hình sự và các hình phạt nghiêm khắc.

Tổ chức nhân quyền Kitô giáo toàn cầu Open Doors đã xếp Trung Quốc ở vị trí thứ 16 trong số 50 quốc gia nơi mà việc trở thành một Kitô hữu là điều khó khăn nhất.

Hoàng Thịnh (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube