Các nhóm nhân quyền chỉ trích nỗ lực thúc đẩy phá thai của LHQtrong việc ứng phó với đại dịch

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 04-06-2020 | 14:16:43
Ảnh: Unsplash

Ảnh: Unsplash

Tổng cộng có 434 tổ chức nhân quyền từ 16 quốc gia đã đưa ra bản tuyên ngôn lên án sự thúc đẩy từ các nhóm ở nước ngoài nhằm thúc đẩy việc phá thai ở quốc gia của họ trong đại dịch coronavirus.

“Tuyên ngôn quốc tế về quyền sống” đã được chuyển tới các văn phòng bộ ngoại giao của Costa Rica, Argentina, Peru và Ecuador trong tuần này.

Tuyên ngôn từ chối Kế hoạch ứng phó COVID-19 nhân đạo của Liên Hiệp Quốc đối với Ecuador, trong đó yêu cầu “việc phá thai an toàn, hợp pháp” như là một điều kiện để được hỗ trợ.

Kế hoạch tuyên bố là “viện trợ nhân đạo”, nhưng “bao gồm khoản phân bổ 3 triệu đô la để đào tạo đội ngũ nhân viên y tế trong cái gọi là ‘phá thai an toàn và hợp pháp’, vi phạm Hiến pháp và luật pháp của Ecuador”, tuyên bố xác định rõ.

Bản tuyên ngôn cũng bác bỏ “Tuyên bố chung về Bảo vệ sức khỏe và quyền sinh sản và tình dục và Thúc đẩy đáp ứng giới trong cuộc khủng hoảng COVID-19” được ký bởi đại diện của 59 quốc gia – bao gồm Argentina, Bolivia, Costa Rica, Ecuador và Peru – vốn thúc đẩy việc tiếp cận với việc phá thai.

‘Tuyên ngôn quốc tế về quyền sống’ cho rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa những nỗ lực thúc đẩy việc phá thai và sự chú trọng vào việc bảo vệ sự sống con của xã hội rộng lớn hơn người trong cuộc khủng hoảng coronavirus. Nhiều quốc gia có sự bảo vệ trong hiến pháp, bộ luật hình sự và bộ luật dân sự của họ để bảo vệ sự sống của con người kể từ thời điểm thụ thai, tài liệu lưu ý.

Thay vì ủng hộ các chính sách phá thai, ‘Tuyên ngôn quốc tế về quyền sống’ kêu gọi “một sự tập trung vào các chính sách công dựa trên phẩm giá con người và đồng thời chấm dứt hiệu quả mọi nỗ lực can thiệp hoặc tấn công chủ quyền của các quốc gia của chúng ta, đặc biệt xuất phát từ Liên Hợp Quốc và các cơ quan trong yếu của nó”. Tuyên ngôn đặc biệt đề cập đến Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Thực thể Liên Hiệp Quốc vì Bình đẳng Giới và Nâng cao vị thế Phụ nữ, (viết tắt là UNIFEM, được biết tới là Phụ nữ Liên Hiệp Quốc), Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Bà Martha Villafuerte, đại diện của Tổ chức “Ecuador for the Family”, lập luận rằng viện trợ quốc tế “phải được đưa ra mà không được đặt ra các điều kiện hay sự ép buộc về tài chính”. Bà Villafuerte lưu ý rằng Ecuador hiện có tỷ lệ tử vong do coronavirus cao nhất tính theo đầu người được ghi nhận ở Mỹ Latinh.

“Thật không thể chấp nhận được khi cố gắng lợi dụng tình huống để gây ra một tội ác mà Hiến pháp bác bỏ”, bà Villafuerte nói.

Ông Luis Losada, Giám đốc chiến dịch ‘CitizenGO’ tại châu Mỹ Latinh, đã gọi nỗ lực của LHQ nhằm thúc đẩy phá thai ở Ecuador là một ví dụ về “sự can thiệp mang tính ý thức hệ”. Một kiến nghị thư của chiến dịch ‘CitizenGO’ chống lại áp lực quốc tế về việc phá thai đã thu được hơn 32.000 chữ ký.

“Sự can thiệp quốc tế vi phạm các đạo luật của Liên Hợp Quốc vốn rõ ràng cam kết không can thiệp vào các chính sách hoặc luật pháp quốc gia, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia”, ông Losada nói. “Đây là hành vi vi phạm Hiến pháp của Ecuador vốn bảo vệ quyền sống ngay từ khi thụ thai. Và nó vi phạm cuộc tranh luận tại quốc hội (ở Ecuador) diễn ra vào năm ngoái về đề xuất hợp pháp hóa phá thai, mà may mắn là đã không thành công”.

Ông Losada cho biết đề xuất nhân đạo của LHQ là “một sự xúc phạm không chỉ đối với chủ quyền của Ecuador mà còn đối với các quốc gia còn lại trong khu vực, trong đó lưu ý đến trạng thái miễn tội mà sự can thiệp này đang được thực hiện”.

“Chính phủ Ecuador phải bảo vệ chủ quyền, phẩm giá quốc gia, Hiến pháp và quyền sống bằng cách từ chối đề xuất bất hợp pháp và vô đạo đức này của Liên Hợp Quốc”, ông Losada nói.

** Bài viết này được xuất bản bởi hãng tin ACI Prensa. Nó đã được dịch và điều chỉnh bởi CNA.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube