Các nhà lãnh đạo Công giáo hoan nghênh việc đình chỉ lệnh cấm người tị nạn

Một chuyên gia lập pháp cao cấp của ‘Catholic Relief Services’ – cánh tay nhân đạo tại nước ngoài của các Giám mục Hoa Kỳ – cho biết hơn 3 triệu người tị nạn đã được tái định cư tại Hoa Kỳ kể từ năm 1970, “vì vậy chúng ta có thể nói rằng hồ sơ lý lịch của họ là khá tốt”.

hoan nghenh

Jill Marie Gerschutz-Bell – chuyên gia lập pháp cao cấp của ‘Catholic Relief Services’ – đã trả lời qua email vào hôm 10/2 vừa qua trước các câu hỏi phỏng vấn của Mark Zimmermann – phóng viên quốc gia của tờ nhật báo Crux. Cô đã được hỏi về một phán quyết hôm 9/2 vừa qua bởi Ban hội thẩm gồm ba Thẩm phán của Tòa Kháng Án Khu Vực 9 nhằm duy trì một lệnh cấm tạm thời của Tòa án Hoa Kỳ tại tiểu bang Washington, vốn có hiệu lực đóng băng sắc lệnh của chính quyền ông Trump ngăn cản những người tị nạn vào nước này trong vòng 120 ngày đồng thời áp đặt “lệnh cấm đi lại” trong khoảng thời gian 90 ngày đối với những người đến từ các quốc gia Hồi giáo tại Trung Đông và châu Phi.

‘Catholic Relief Services’ (CRS) – được thành lập trong thời kỳ Thế chiến II nhằm giúp đỡ những người tị nạn tại châu Âu – đã tiếp tục sứ mệnh đó tại 101 quốc gia với tư cách là cơ quan cứu trợ tại hải ngoại của Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ. CRS gần đây đã bày tỏ điều mà Gerschutz-Bell gọi là “một cột mốc đáng buồn”, khi cơ quan này ước tính rằng hiện nay tổ chức đã hỗ trợ cho hơn một triệu người tị nạn Syria.

Crux: Phản ứng của chị thế nào trước hành động của tòa án?

Gerschutz-Bell: Vì lợi ích của những người có cuộc sống bị đảo lộn, và trong một số trường hợp đã bị đẩy vào nguy cơ nghiêm trọng hơn bởi lệnh cấm, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy rằng việc đình chỉ lệnh cấm đã được tôn trọng.

Điều gì đã trở nên sự đụng chạm nhân tính của việc đóng băng sắc lệnh nhập cư của tổng thống?

Các gia đình và cá nhân chuẩn bị lên máy bay và bắt đầu một cuộc sống mới được thông báo là phải chấp nhận chờ đợi, như thể là họ có thể nắm giữ mạng sống của mình trong tay. Trong một số trường hợp, người dân đã bị đặt trước những nguy cơ. Sau quá trình nhiều năm thẩm định và thông quan, nhiều người đã phải bỏ việc, số khác lại phải bán đi tất cả tài sản của mình và chuẩn bị tâm lý trước khi bắt đầu cuộc sống mới. Các gia đình khao khát được chào đón những người thân yêu của mình như bị rối trí và tự hỏi liệu khi nào họ mới có thể được đoàn tụ.

Làm thế nào để tổ chức của chị có thể góp phần vào việc ngăn chặn những hậu quả của sắc lệnh này?

CRS phục vụ những người tị nạn tại nước ngoài, vì vậy các chương trình của chúng tôi có thể thoả mãn những nhu cầu của những người trốn tránh [nhưng] không thể đi xa. Một số người cần được sự bảo vệ khẩn cấp bổ sung bởi vì mạng sống của họ bị đe dọa. Ở đây tại Hoa Kỳ, chúng tôi hướng đến việc cố gắng ngăn chặn sắc lệnh này, phần lớn bằng cách kể lại những câu chuyện của người dân bị ảnh hưởng.

Tổng thống đã phát biểu nhằm phản ứng lại trước phán quyết của Tòa án rằng vấn đề an ninh quốc gia hiện đang bị đe dọa. Theo quan điểm của chị, làm thế nào để có thể cân bằng giữa những bận tâm giữa vấn đề an ninh quốc gia với việc đối đãi với những người tị nạn và di dân một cách công bằng và nhân ái?

Theo quan điểm của CRS, những người tị nạn và di dân khiến cho Hoa Kỳ trở nên hùng cường hơn. Đất nước chúng ta được thành lập bởi những người phải chạy trốn chính phủ của họ cũng như nhiều người tị nạn khác cũng đã phải làm như vậy. Giáo huấn Công giáo thừa nhận rằng các chính phủ có nhiệm vụ phải bảo vệ các công dân của mình, nhưng việc bảo vệ đó phải được cân bằng với nghĩa vụ đón tiếp những ai đang cần được giúp đỡ.

Quá trình rà soát hiện hành là quá trình khó khăn nhất để có thể vào Hoa Kỳ; những người tị nạn phải trải qua quá trình tầm soát nghiêm ngặt trong thời gian hơn 18 tháng. Hơn 3 triệu người tị nạn đã được tái định cư từ năm 1970, vì vậy chúng ta có thể nói rằng hồ sơ lý lịch của họ là khá tốt.

Chị hy vọng điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Chúng ta biết rằng cuộc tranh luận này sẽ không chấm dứt với quyết định của tòa án. Chúng tôi hy vọng người dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng về những giá trị của họ trong việc chào đón những người tị nạn và di dân; chúng tôi hy vọng người dân cũng sẽ đề nghị với các thành viên Quốc hội rằng họ muốn chào đón thêm nữa những người tị nạn, chứ không phải ngày càng giảm đi con số những người tị nạn tại đất nước chúng ta.

Với 21 triệu người tị nạn trên thế giới, sự lãnh đạo của Hoa Kỳ hiện đang bị chỉ trích như sau Thế chiến II khi người ta có thể cho rằng, đất nước chúng ta đang ở đỉnh cao của sự lãnh đạo toàn cầu của mình.

 Minh Tuệ chuyển ngữ 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube