Các mối quan hệ liên tôn và chuyến viếng thăm Cairo của ĐGH

Chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô đến Cairo có thể là “một nỗ lực hết sức mạnh mẽ trong việc tiếp cận” với các nhà lãnh đạo Hồi giáo nơi đây.

ANSA1177771_ArticoloĐó là quan điểm của một cựu sinh viên tại trường đại học al-Azhar của Ai Cập, hiện đang là đồng chủ tịch của Diễn đàn Hồi giáo – Kitô giáo Anh quốc.

Sheikh Ibrahim Mogra sinh ra tại Malawi trong một gia đình gốc Ấn Độ nhưng hiện đang sống và làm việc tại Leicester, nơi ông đã đi đầu trong việc tăng cường các mối quan hệ liên tôn.

Ông đã có buổi gặp gỡ nói chuyện với Philippa Hitchen – cộng tác viên Vatican Radio, về kế hoạch thăm viếng thủ đô của Ai Cập của ĐTC Phanxicô vào ngày 28 và 28 tháng 4 sắp tới, nơi ĐTC Phanxicô sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hồi giáo tại al-Azhar và người đứng đầu cộng đồng Coptic – Đức Thượng Phụ Tawadros II …

Giáo sĩ Sheikh Ibrahim Mogra cho biết rằng tùy thuộc vào nhà sử học Hồi giáo, al-Azhar “hoặc là trường đại học lâu đời nhất hoặc thứ hai trong thế giới Hồi giáo”. Ông cho biết thêm rằng “hơn thế nữa”, đây còn là một học viện có ảnh hưởng toàn cầu trong nhiều cộng đồng Hồi giáo ở cả các quốc gia Ả Rập lẫn các quốc gia không phải Ảrập. Đối với đại đa số những người Hồi giáo trên thế giới, ông cho biết: “đây là nơi diễn ra” đối với việc hướng dẫn và ra quyết định.

Giáo sĩ Mogra cho biết ông tin rằng al-Azhar đã trở thành một “gương mẫu” và “đi đầu trong việc đảm bảo mọi hành động bạo lực xảy ra đối với các cộng đồng Kitô hữu ở Ai Cập đều bị lên án”.

Mâu thuẫn chính trị “đội lốt” tôn giáo

Giáo sĩ Mogra lưu ý rằng theo lịch sử, các cộng đồng Kitô giáo Coptic và Hồi giáo “đã chung sống với nhau quả thực rất tốt”. Giáo sĩ Mogra nhớ lại trong khoảng thời gian theo học tại đại học al-Azhar rằng những người Hồi giáo Ai Cập “rất tự hào” rằng họ là một quốc gia mà các cộng đồng Coptic phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ kể từ khi có những thoả thuận sớm nhất giữa các lãnh đạo Hồi giáo và Coptic. Giáo sĩ Mogra nói rằng cuộc xung đột hiện tại là “một bi kịch thực sự” chứ “không phải về tôn giáo” mà là về chính trị “vốn đội lốt tôn giáo bởi những kẻ có mưu đồ chính trị”.

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô có thể ảnh hưởng đến các chính trị gia

Giáo sĩ Mogra ca ngợi chuyến viếng thăm sắp tới của Đức ĐTC Phanxicô như là “một nỗ lực hết sức mạnh mẽ trong việc tiếp cận với trung tâm Hồi giáo này”. Kể từ khi Ai Cập được coi là “một quốc gia hùng mạnh có quan hệ mật thiết với phương Tây và theo nhiều cách thế, quốc gia này được coi như một người xây dựng cầu nối” giữa Israel và thế giới Ả rập, Giáo sĩ Mogra cho biêt cuộc gặp gỡ này giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo ở cấp cao nhất “có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính trị gia”.

Giáo sĩ Sheikh Ibrahim Mogra kết luận bằng cách nói rằng ông mong muốn ĐTC Phanxicô mạnh khỏe và đồng thời hy vọng các nhà lãnh đạo tại al-Azhar, cũng như các chính trị gia Ai Cập, sẽ “chú ý đến những lời nói của ĐTC Phanxicô, tôn trọng những lời khuyên của Ngài và đồng thời đem nó ra thực hành”.

Minh Tuệ (theo Radio Vatican)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube