Các Giám mục với Chính phủ Hoa Kỳ: “Hãy vượt qua những bè phái chính trị để bảo vệ công trình sáng tạo của Thiên Chúa”

Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng, Đức Cha Oscar Cantu – Giám Mục Địa phận Frank Dewane và Sean Callahan, đồng thời là Chủ tịch Catholic Relief Services – đã lấy làm tiếc vì những vấn đề về môi trường có thể ‘đã được chính trị hóa đối với các chương trình nghị sự mang tính đảng phái và được sử dụng trong các buổi đàm luận công khai nhằm phục vụ những lợi ích khác nhau về kinh tế, xã hội, chính trị và ý thức hệ’.

Chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội để vượt qua những chia rẽ chính trị đồng thời ứng phó một cách có hiệu quả với việc biến đổi khí hậu, các Giám mục của quốc gia đã nhấn mạnh trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Rex Tillerson.

ForestTreesLaudato“Truyền thống Do thái-Kitô giáo luôn nhận thức được rằng môi trường là một quà tặng từ Thiên Chúa”, các Giám mục nói. “Từ thời xa xưa, người dân đất nước chúng ta đã nhận thức về quà tặng này nơi một vùng đất phong phú và xinh đẹp của chúng ta, những vùng biển nguyên sơ và bầu trời đầy trong xanh. Bắt nguồn từ truyền thống này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy cùng cộng tác với nhau để bảo vệ món quà ngôi nhà chung của chúng ta”.

Bức thư hôm 17/2 gửi cho Ngoại trưởng Tillerson có chữ ký của các Giám mục như: Đức Cha Oscar Cantu Địa phận Las Cruces – Chủ tịch Ủy ban các Giám mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế; Đức Cha Frank Dewane Địa phận Venice, Florida – Chủ tịch Ủy ban các Giám mục Hoa Kỳ về Công lý và Phát triển con người; và Đức Cha Sean Callahan – Chủ tịch Catholic Relief Services.

“Chúng ta có một ngôi nhà chung, và chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ nó”, bức thư nhấn mạnh.

Các tác giả của lá thư lấy làm tiếc rằng vấn đề môi trường có thể “đã được chính trị hóa đối với các chương trình nghị sự mang tính đảng phái và được sử dụng trong các buổi đàm luận công khai nhằm phục vụ những lợi ích khác nhau về kinh tế, xã hội, chính trị và ý thức hệ”.

Tuy nhiên – các Giám mục cho biết – Thông điệp Laudato Si (Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) của ĐTC Phanxicô mời gọi tất cả mọi người “hãy vượt lên trên những sự chia rẽ vô ích này”. ĐTC Phanxicô không chấp nhận “lối nhận thức hạn hẹp đối với việc biến đổi khí hậu vốn loại bỏ các yếu tố tự nhiên cũng như các nguyên nhân khác”.

Các Giám mục cho biết vấn đề biến đổi khí hậu do con người gây ra đã được thừa nhận cách rộng rãi, bởi tầm quan trọng của nó đó là nhằm giúp các cộng đồng cũng như các quốc gia thích nghi với các phản ứng.

“Người nghèo và những người dễ bị tổn thương đang phải hứng chịu những cơn bão, những trận lũ lụt, hạn hán, nạn đói cũng như sự khan hiếm nước”, các Giám mục cho biết.

Những nỗ lực để có thể thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu phải được đi kèm cùng với những nỗ lực nhằm giảm thiểu những đóng góp của con người vào việc biến đổi khí hậu. Các Giám mục nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như cam kết thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu đã được ký tại Paris vào năm 2015. Các Giám mục đã gọi thỏa thuận này là một “bước tiến quan trọng” với các mục tiêu như giảm bớt lượng khí thải carbon đồng thời hỗ trợ cho những người dân dễ bị tổn thương tại Hoa Kỳ.

Các Giám mục đề nghị Ngoại trưởng Tillerson hỗ trợ Quỹ Khí hậu Xanh nhằm giúp đỡ các quốc gia đang phát triển có thể xây dựng khả năng phục hồi trước việc biến đổi khí hậu và phục hồi từ tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu.

Các Giám mục cũng kêu gọi một “cuộc cách mạng năng lượng” có thể cung cấp năng lượng bền vững, hiệu quả và sạch với một cách thức với “giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và công bằng”.

“Điều này đòi hỏi sự khéo léo, sự đầu tư và các doanh nghiệp, cũng như tất cả những thói quen tố của người dân Hoa Kỳ. Các khoa học gia hàng đầu cùng với các kỹ sư, các tổ chức nghiên cứu và các công ty năng lượng đã có những bước tiến lớn hướng tới việc phát triển năng lượng sạch với giá cả phải chăng”, lá thư của các Giám mục cho biết.

Hoa Kỳ có cơ hội để đạt được vấn đề an ninh năng lượng đồng thời khẳng định sự lãnh đạo toàn cầu trong việc phát triển năng lượng bền vững thông qua cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ, các Giám mục tiếp tục.

“Đây là thời gian của những cơ hội vừa quan trọng mà cũng đầy lưỡng lự đối với quốc gia chúng ta cũng như đối với thế giới”, các Giám mục phát biểu với Ngoại trưởng Tillerson.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube