Các Giám mục Myanmar thảo luận về vấn đề Trung Quốc và cuộc khủng hoảng Rohingya trong cuộc hội kiến ĐTC Phanxicô

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 10-05-2018 | 12:25:36

Thỏa thuận với Trung Quốc đã được đồn đại từ lâu của Vatican đã được các Giám mục Myanmar thảo luận trong tuần này trong chuyến viếng thăm ad limina của mình với ĐTC Phanxicô, theo Tổng Giám mục Địa phận Yangon.

Cardinal_Charles_Bo_Credit__Mazur_catholicnewsorguk_CNA_1

Đức Hồng y Charles Maung Bo

Đức Hồng y Charles Maung Bo phát biểu với CNA rằng trong cuộc trò chuyện kéo dài suốt 90 phút, các giám mục đã bàn luận với ĐTC Phanxicô về công việc hòa giải trong nước, vai trò của Giáo Hội trong tiến trình đó, cuộc khủng hoảng Rohingya và cuộc xung đột ở tiểu bang Rakhine.

“Những sự việc đã thay đổi trong nước, chúng tôi đã có được nhiều tự do hơn, nhưng đất nước của chúng tôi hiện còn hết sức mong manh” , Đức Hồng y Bo lưu ý.

ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục Myanmar hôm 8 tháng Năm vừa qua, và một phần trong cuộc hội thoại cũng bao gồm chuyến viếng thăm của Ngài tới Myanmar vào năm 2017, còn được gọi là Miến Điện, và kết quả của chuyến viếng thăm đó.

Đức Hồng y Bo cho biết rằng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô từ ngày 28-30 tháng 11 đã tạo ra một sự phục hồi tích cực trong đời sống Giáo Hội.

“Chúng tôi đã nói với ĐTC Phanxicô”, Đức Hồng y Bo nói, “rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã mang lại một tác động lớn. Đặc biệt, thực tế việc ĐTC Phanxicô gặp gỡ Tướng Min Aung Hlaing đã giúp Giáo Hội được công nhận hơn, và giờ đây các giám mục có thể dễ dàng có các cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao nhất”.

Đức Hồng y Bo cho biết thêm rằng “người dân đã bị đánh động bởi chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô, và mọi người bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn”.

ĐTC Phanxicô, Đức Hồng y Bo thuật lại, “nhấn mạnh vào sự cần thiết phải quan tâm và gần gũi với các linh mục, và đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý và công việc truyền giáo”.

Các giám mục Myanmar cũng đã hỏi thăm ĐTC Phanxicô về “vấn đề Trung Quốc, khi chúng tôi đọc được rất nhiều thông tin về khả năng của một thỏa thuận”.

Đức Hồng y Bo cho biết rằng vấn đề về một thỏa thuận với Trung Quốc cũng đã được thảo luận trong một cuộc họp giữa các giám mục Myanmar và Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin.

Đức Hồng y Parolin, Đức Hồng y Bo nói, cho biết rằng “mối quan hệ với Trung Quốc đã được bắt đầu”, nhưng hiện tại “họ đang xem xét các đề xuất”, và vì lý do này “mọi thứ không diễn ra quá nhiều”, đặc biệt là vì lo ngại của Đài Loan về một thỏa thuận có thể xảy ra giữa Trung Quốc –Tòa Thánh.

Đức Hồng y Bo cho biết rằng “ĐTC Phanxicô chia sẻ rằng Giáo hội gần gũi với Trung Quốc theo ba cách: thông qua Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, thông qua tình hữu nghị và thông qua cuộc đối thoại về văn hóa”.

Ngoài những mối liên hệ ngoại giao, tình bạn là rất quan trọng đối với ĐTC Phanxicô, ĐHY Bo nói, và ĐTC Phanxicô đã nói về “những người rất quan trọng từ Trung Quốc đến Vatican, và phát triển một tình thân hữu vốn vô cùng quan trọng trong mối quan hệ.

Các cầu nối kênh văn hóa đã được theo đuổi với các sáng kiến như của một triển lãm của bảo tàng Vatican gần đây ở Trung Quốc.

Các giám mục Myanmar rất quan tâm đến các mối quan hệ giữa Tòa Thánh – Trung Quốc bởi vì những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống Giáo Hội của họ. Đặc biệt, Đức Hồng y Bo đã đề cập rằng có bốn giáo phận ở khu vực biên giới Myanmar tiếp giáp với Trung Quốc, và đồng thời ngài cũng nhấn mạnh rằng cuộc xung đột ở tiểu bang Kachin của Myanmar có thể bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận như vậy.

Kachin là một tiểu bang mà Kitô giáo chiếm đa số, bao gồm sáu nhóm sắc tộc cùng có nơi chôn nhau cắt rốn ở Kachin Hills, nằm ở khu vực ranh giới giữa Myanmar, Trung Quốc và Ấn Độ.

Cuộc xung đột đã làm xáo trộn khu vực này trong nhiều năm và gần đây đã leo thang trong các cuộc đụng độ mới, trong số những cuộc xung đột gay gắt nhất kể từ những năm 1960.

Đức Hồng y Bo lưu ý rằng cuộc xung đột đã khiến cho khoảng 100.000 người phải di tản.

“Các giám mục Myanmar đã xin ĐTC Phanxicô cầu nguyện [cách công khai] cho những người đang phải chịu đựng cuộc xung đột”, Đức Hồng y Bo nói.

Một chủ đề thảo luận khác đó là nhóm sắc tộc Rohingya, mặc dù Đức Hồng y Bo thích mô tả là “những người Hồi giáo ở bang Rakhine” để không ủng hộ bất kỳ luận điệu quốc quyền chủ nghĩa nào từ họ.

Đức Hồng y Bo cho biết rằng các giám mục Myanmar đã chia sẻ với ĐTC Phanxicô rằng nhóm sắc tộc Rohingya là “2 triệu người không có quốc tịch di chuyển giữa Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan” và đồng thời đề xuất “tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này”.

Cuối cùng, Đức Hồng y Bo nhấn mạnh rằng Giáo hội tại Myanmar “có thể thúc đẩy hoà giải và hòa bình. Thông điệp tốt nhất mà chúng ta có thể cung cấp đó là chúng ta có đức tin và khả năng xây dựng đất nước với niềm hy vọng, hòa bình và tinh thần hòa giải”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết