Các Giám mục Đức yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican trong bối cảnh lo ngại về Con đường Công nghị

Đức Hồng Y Reinhard Marx và các Giám mục Đức hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican, ngày 17 tháng 11 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Hồng Y Reinhard Marx và các Giám mục Đức hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican, ngày 17 tháng 11 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Giám mục Đức tại Vatican.

Cuộc yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, Hội đồng Giám mục Đức cho biết trong một tuyên bố được công bố sau cuộc gặp gỡ, mô tả cuộc gặp gỡ này như một “vòng đàm phán cởi mở”, trong đó “các Giám mục có thể nêu lên các câu hỏi và vấn đề của họ, và Đức Thánh Cha đã trả lời riêng từng người”.

Tuyên bố đã đề cập ngắn gọn rằng “các khía cạnh của về Con đường Công nghị của Giáo hội ở Đức, và Tiến trình Hiệp hành trên toàn thế giới cũng đã được đề cập trong cuộc trò chuyện”.

Như CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, đã đưa tin, thông cáo báo chí cũng cho biết rằng Đức Thánh Cha và các Giám mục đã trao đổi “những suy tư về việc chăm sóc mục vụ trong thời đại thay đổi”, “sự tự nhận thức về Thừa tác vụ Linh mục và Giám mục, cam kết của người giáo dân trong Giáo hội, cũng như thách thức về việc làm thế nào để công cuộc truyền giáo có thể thành công trong bối cảnh của một thế giới tục hóa”.

“Ngoài ra, các Giám mục đã có thể báo cáo về kinh nghiệm của họ tại các Giáo phận”, tuyên bố tiếp tục.

“Vấn đề về trách nhiệm chính trị, sự gắn kết xã hội và viễn cảnh hòa bình khi đối mặt với các cuộc xung đột toàn cầu và khu vực đã định hình cuộc gặp gỡ”.

63 Giám mục người Đức đang có mặt tại Rôma trong tuần này nhân chuyến viếng thăm Ad limina của họ, kết thúc vào ngày 18 tháng 11. Mỗi Giám mục Giáo phận trên thế giới phải thực hiện chuyến viếng thăm “ad limina apostolorum” để cung cấp thông tin cập nhật về tình hình Giáo phận của mình.

BF221A99-DBD5-4484-8AD7-189810BC3563

Vào thứ Sáu, các Giám mục Đức sẽ gặp gỡ những người đứng đầu một số Thánh Bộ của Vatican để thảo luận về Con đường Công nghị.

Theo hãng thông tấn KNA, các Giám mục cũng đã thảo luận về tiến trình gây tranh cãi trong cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Mario Grech, người chịu trách nhiệm về Thượng Hội Đồng Giám Mục, hôm Thứ Tư.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang web của Giáo phận trước chuyến viếng thăm, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Coogn giáo Đức, Đức Cha Georg Bätzing, cho biết ngài tin rằng “không phải ngẫu nhiên mà các Giám mục chúng tôi hiện được mời đến Rôma”.

Vị Giám mục người Đức cho biết rằng có “rất nhiều sự thiếu am hiểu và thông cảm về tiến trình của chúng tôi ở Rôma”.

“Đó là lý do tại sao tôi rất biết ơn vì chúng tôi thực sự có nhiều thời gian để cùng nhau bàn luận về điều này. Đây là một cơ hội thực sự”.

Một sáng kiến của những người Công giáo Đức chỉ trích Con đường Công nghị trong tuần này đã kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô can thiệp vào tiến trình này, CNA Deutsch đưa tin.

“Hãy dũng cảm can thiệp!”, ban tổ chức của sáng kiến “New Beginning” (Neuer Anfang) cho biết. “Hãy chấm dứt việc tái cấu trúc Giáo hội một cách ngụy dân chủ! Hãy bảo vệ đức tin chung! Và bảo vệ kẻ yếu trước bạo lực của bộ máy”.

Đồng thời, những người ủng hộ tiến trình gây tranh cãi cho biết họ mong đợi từ Vatican “một dấu hiệu rõ ràng dứt khoát về việc đánh giá đúng Con đường Công nghị của Đức”, theo CNA Deutsch.

Con đường Công nghị – Synodaler Weg trong tiếng Đức, đôi khi được dịch là Con đường Đồng nghị – là một tiến trình gây tranh cãi với mục đích được tuyên bố là tranh luận và thông qua các nghị quyết về bốn chủ đề: cách thức thực thi quyền bính trong Giáo hội, chức tư tế, vai trò của phụ nữ, và luân lý tính dục.

Viết về tiến trình này, Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2019 đã cảnh báo về tình trạng chia rẽ trong một bức thư gửi các tín hữu Công giáo Đức.

Gần đây hơn, vào đầu tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về việc đảm bảo “không đánh mất cảm thức đức tin của giáo dân”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “Nước Đức có một Giáo hội Tin lành tuyệt vời và đẹp đẽ. Tôi không muốn một Giáo hội Tin Lành khác vốn không tốt bằng Giáo hội này; nhưng tôi muốn một Giáo hội Công giáo, trong tình huynh đệ với Giáo hội Tin Lành”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube