Buổi Cầu nguyện Liên tôn cho Hòa bình Thế giới vào ngày 21 tháng 6 nhằm ‘vượt qua Biển Đỏ’ hướng tới hòa bình

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo gần đây đã quy tụ tại Quảng trường Moscow của Giêrusalem để cầu nguyện cho hòa bình (Ảnh: AFP)

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo gần đây đã quy tụ tại Quảng trường Moscow của Giêrusalem để cầu nguyện cho hòa bình (Ảnh: AFP)

Các doanh nhân Kitô giáo và tín đồ của các tôn giáo khác nhau đang phối hợp để cùng nhau tổ chức buổi cầu nguyện trực tuyến cho hòa bình thế giới vào ngày 21 tháng 6 trong bối cảnh của sự căng thẳng toàn cầu và những đau khổ do chiến tranh gây ra.

“Khoảnh khắc lịch sử này, đại diện cho một thách thức đáng kể đối với tương lai của toàn thể nhân loại, thúc đẩy suy nghĩ của tôi hướng đến sự kiện ‘vượt Biển Đỏ’ trong Kinh Thánh. Cũng như Mô-sê đã chỉ ra con đường hướng tới sự cứu rỗi, chớ gì các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo ngày nay bắt tay vào việc hợp tác với nhau để đến được vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa: Hòa bình và sự Phát triển”.

Nguyên tắc hướng dẫn của lời cầu nguyện liên tôn đã được bà Nélida Ancora đưa ra để trình bày sáng kiến, vốn là kết quả của sự hợp tác với Giáo sư Azza Karam, Tổng thư ký của tổ chức Các Tôn giáo vì Hòa bình.

Sự kiện được ấn định vào thứ Ba, ngày 21 tháng 6, lúc 4 giờ chiều theo giờ Rôma. Bấm vào đây để đăng ký trực tuyến Buổi Cầu nguyện Liên tôn cho Hòa bình Thế giới.

Bà Ancora phục vụ với tư cách là Đại diện cho Đối thoại Đại kết và Liên tôn tại UNIAPAC, một tổ chức đại kết được Tòa Thánh công nhận nhằm thúc đẩy Tư tưởng Xã hội Kitô giáo trong giới kinh doanh.

UNIAPAC đã hợp tác với Tổ chức Các Tôn giáo vì Hòa bình, một liên minh quốc tế bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo đang tìm cách giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới, để tổ chức sự kiện này. Liên minh này được triển khai với sự phối hợp của ông Bruno Bobone, Chủ tịch UNIAPAC; Giáo sư Ulrich Hemel, Giám đốc Viện Đạo đức Toàn cầu; và Linh mục Martin Maier, SJ, Linh hướng của UNIAPAC.

Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxicô

Buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình được đưa ra khi thế giới đang đối mặt với một loạt các cuộc xung đột địa phương và toàn cầu, mà Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng đã châm ngòi cho “một cuộc chiến tranh thế giới diễn ra từng phần”.

“Thế giới đang lâm vào cảnh chiến tranh”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Civiltà Cattolica được phát hành hôm thứ Ba. “Đối với tôi, hôm nay, Thế chiến III đã được tuyên bố. Đây là điều mà chúng ta nên dừng lại để suy nghĩ. Điều gì đang xảy ra với nhân loại vốn đã trải qua ba cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong một thế kỷ? … Đây quả là một thảm họa”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập một phần đến cuộc xâm lược của Nga v đối với Ukraine, điều mà ngài cũng đã nhắc lại hôm thứ Tư, đồng thời kêu gọi mọi người cầu nguyện cho những người phải chịu đựng đau khổ bởi cuộc chiến đó và nhiều cuộc chiến khác.

Buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình thế giới vào thứ Ba tới phù hợp với mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô để tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo cùng hiệp lòng hiệp ý cầu nguyện cho việc chấm dứt xung đột và chiến tranh.

Chiến tranh là trách nhiệm của tất cả mọi người

Cách đây chỉ một tháng trước, các Tổ chức Tôn giáo Vì Hòa bình và UNIAPAC đã ban hành một tuyên bố chung lên án cuộc chiến ở Ukraine, “thể hiện một thời điểm quan trọng để nhân loại chấp nhận trách nhiệm tập thể của mình”.

Nhắc lại tính đồng nhân loại của chúng ta, hai tổ chức tìm kiếm hòa bình nhắc lại câu chuyện trong Kinh Thánh về việc Cain sát hại em trai Abel của mình.

“‘Abel, em ngươi đâu?’, Thiên Chúa hỏi Cain. ‘Con không biết! Con có phải là người giữ em con đâu!’, Cain trả lời. Câu trả lời của chúng ta ngày hôm nay là một câu trả lời nhấn mạnh ‘Vâng!’. Tất cả chúng ta đều là người canh giữ em trai mình. Mỗi người chúng ta được kêu gọi để bảo vệ và thúc đẩy sự sống của anh chị em của chúng ta”, theo nội dung tuyên bố.

Đón nhận tinh thần huynh đệ nhân loại

UNIAPAC và Tổ chức các Tôn giáo vì Hòa bình cho biết giải pháp cho các cuộc xung đột của nhân loại đó là đó nhận tinh thần huynh đệ nhân loại, vốn “đưa ra một mô hình thay thế cho sự cạnh tranh liều lĩnh dẫn đến chiến tranh”.

“Tất cả chúng ta phải đóng góp cho công ích, hành động trong hiện tại nhưng với tầm nhìn hướng tới tương lai”, tuyên bố chung thúc giục.

Buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình thế giới – theo bà Ancora – tìm cách đưa ra một phản ứng cụ thể giữa tất cả các tín đồ để giúp nhân loại vượt qua Biển Đỏ xung đột để hướng tới bờ biển hòa bình của tình huynh đệ và sự phát triển.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube