Bé gái 13 tuổi tìm công lý cho cha mẹ

Ngô Thị Cẩm Hiếu (13 tuổi) là một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo và sự quả cảm trước oan sai của pháp luật. Đứng trước em, tôi thấy mình nhỏ bé quá. Có lẽ chính sự hiếu thảo đã giúp em vượt qua nỗi sợ hãi, và trưởng thành hơn tuổi 13 của mình. Em đã cho tôi thấy, Công Lý là có thật và hãy đặt niềm tin vào những giá trị chân thiện mỹ.

Niềm vui của gia đình bé Ngô Cẩm Hiếu bên các luật sư

Niềm vui của gia đình bé Ngô Cẩm Hiếu bên các luật sư

Khi được hỏi, động lực nào khiến em dám môt thân một mình đi tìm công lý cho bố mẹ, Hiếu trả lời: Thực sự thì bố mẹ đều vào tù cả, em không đi thì ai đi. Cô Vy (tức blogger Nguyễn Hoàng Vi) đã xuống Bình Phước 2 lần và dẫn em lên Sài Gòn, đến văn phòng Công lý &Hòa Bình (Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn). Ban đầu em sợ lắm, run lắm. Lần sau, em tự đi một mình- lúc đó em 10 tuổi- như một bài báo trên báo Tuổi Trẻ đã viết. Cô Nguyễn Hoàng Vi chính là người giới thiệu luật sư (LS) Lê Ngọc Luân cho em sau này.

Được biết, vụ án này kéo dài gần 04 năm, trải qua 03 lần xét xử và nhiều lần hoãn. Lần xét xử thứ nhất, bố mẹ bé Hiếu bị tuyên án tổng cộng 11 năm tù (mỗi người 5 năm 6 tháng). Với tội danh cố ý đánh người gây thương tích, 11 năm tù liệu có quá cao? Và bé Hiếu, một người con hiếu thảo, đã không cam lòng trước những oan khiên trút xuống cho gia đình mình. Em đã quyết định đi tìm công lý cho bố mẹ, khi mới chỉ 10 tuổi.

Tại phiên tòa phúc thẩm lần 2, ngày 16.3.2016, Hội đồng xét xử (HĐXX) đem kết quả cuối cùng: Mẹ bé Hiếu, bà Nguyễn Thị Tâm được tại ngoại sau Tâm 2 năm 6 tháng 7 ngày bắt giam. Ông Ngô Văn Huynh, bố bé Hiếu 3 năm tù giam, giảm 1 năm, có nghĩa là sau 16 tháng ngồi tù nữa, ông sẽ đươc thả tự do. Tham gia bàu chữa cho gia đình “bị cáo” gồm 3 luật sư, LS Nguyễn Văn Quynh – Luật sư đoàn Hà Nội, LS Lê Ngọc Luân- Luật sư đoàn Sài Gòn, LS Nguyễn Khả Thành- Luật sư đoàn Phú Yên.

Luật sư Lê Ngọc Luân và bé Ngô Cẩm Hiếu

Luật sư Lê Ngọc Luân và bé Ngô Cẩm Hiếu

Lý do để bà Tâm được tại ngoại là “gia đình có công với cách mạng”, chứ không phải ở những luận cứ thuyết phục của 3 luật sư tham gia bàu chữa cũng như sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật. Tại tòa, HĐXX đã một mực bác bỏ các luận cứ của các luật sư một cách lộ liễu. Cụ thể:

Thứ nhất: Người “bị hại” Nguyễn Bá Tuyên chịu đứng yên cho “bị cáo” đánh “tới tấp”, đến lúc không chống trả nổi, “bị hại” mới cầm một khúc cây, nhưng không phải để đánh trả mà dùng làm gậy để chống đi, vì “quá choáng”. Hay như “bị hại” nói “Tôi cầm gậy để đánh trả nhưng không đánh trả được vì ông Huynh và bà Tâm đánh liên tục vào người tôi”.

“Bị hại” Tuyên cũng phủ nhận việc đánh ông Huynh, bà Tâm, bé Hiếu mặc cho có đủ bằng chứng (và nhân chứng) về sự việc 3 người đi bệnh viện đều trị vết thương. Thậm chí vết thương của bé Hiếu cũng như việc phải nghỉ học 3 tháng để điều trị, bị “bị hại” cho là “ngụy tạo”. Lúc đó, cả công đường im phắc phắc khi bé Hiếu thốt lên “Nói dối!”.

Suốt phiên tòa, bà Tâm vẫn một mực kêu oan và nhất quyết không nhận tội danh cố ý đánh người gây thương tích. Bà đã chỉ ra bằng chứng ép cung. Hiện tại, tai trái của bà Tâm bị điếc, chân đi khập khiễng. Những chi tiết này cũng bị VKS và các vị bồi thẩm đoàn phớt lờ.

Thứ 2: Lỗi bắt người trái pháp luật. Ngày 29.08.2013, công an xã mời bà Tâm lên làm việc, sau đó bà bị bắt bà Tâm. Tuy nhiên, biên bản bắt tạm giam kết thúc vào lúc 16 giờ 10 phút mà không có biên bản giao nhận. Đồng thơi quyết định khởi tố vụ án của VKS có sau khi công an đã bắt giam “bị cáo” Tâm.

Thứ 3: Thương tật của ông Huynh-bà Tâm-bé Hiếu là không xác thực vì không được giám định vết thương. Còn vết thương của bên “bị hại” thì được “sáng tác” thành nhiều phiên bản không đồng nhất. Thương tật của “bị hại” Tuyên ở bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Bình Phước năm 2013 là “nứt sọ trán trái” và không có một con số cụ thể vì tỷ lệ % thương tật. Gần 2 năm sau, giám định thương tật là 43% (xuất hiện thêm nhiều vết thương mới), vết nứt dài hơn.

Âu cũng đành vui mừng vì dù sao sau bao nỗ lực của 3 luật sư, bà Tâm cũng được tại ngoại ngay sau phiên tòa. Bé Hiếu cho biết, em chẳng hài lòng, thậm chí rất buồn. Những tổn thất gây ra cho gia đình em là quá lớn. Bố mẹ vướng vào vòng lao lý, em phải lên ở nhờ nhà một người bà con ở Đồng Nai để đi học. Em phải đi nhặt hạt điều để có tiền lên Sài Gòn tìm luật sư cho bố mẹ. Và cả tốn thất về mặt tinh thần không sao kể hết.

Ước muốn trở thành luật sư bênh vực cho người nghèo, người bị áp bức. (Ảnh từ FB luật sư Lê Ngọc Luân)

Ước muốn trở thành luật sư bênh vực cho người nghèo, người bị áp bức. (Ảnh từ FB luật sư Lê Ngọc Luân)

 Và có lẽ chính vì có sự giúp đỡ của 3 vị luật sư đã tiếp thêm niềm tin cho em vào cuộc sống vốn dĩ nhiều bất công này. Em quyết tâm sẽ học thật giỏi, để sau này trở thành luật sư, để đòi công lý cho người nghèo, người bị áp bức. Hôm mẹ em được tự do tài tòa án, mọi người bảo em ở lại với mẹ một hôm, rồi mai về Đồng Nai đi học, nhưng em chào mẹ rồi lên xe theo về Sài Gòn cho kịp học ngày hôm sau.

“Hãy can đảm lên. Đừng sợ gì bất công. Hãy can đảm để tìm ra công lý cho chính mình!” là lời nhắn nhủ của bé Hiếu với những ai đang chịu áp bức, bất công.

Xin cám ơn em, và cầu chúc em- luật sư tương lai Ngô Thị Cẩm Hiếu học thật giỏi- những người thấp cổ bé họng trong xã hội chắc chắn cần đến em.

Khiêm Nhu

—-

Dưới đây là những cảm xúc của những người sau khi tham dự phiên tòa:

Facebooker Bao Bố- Manh Hung Trinh: “Khi kết quả phiên tòa được công bố sau phần nghị án, 1 tràng pháo tay như vỡ òa tại phòng xử án! Người vợ được trả tự do tại tòa, người chồng thì tại ngoại để chữa bệnh! Trong nỗi vui mừng và những giọt nước mắt của 2 bị cáo cũng như đoàn luật sư, hình ảnh cô bé Cẩm Hiếu đã đọng lại trong tôi sự xúc động thật nhiều!

 Gia đình bé đã tạm thời tự do, nhưng lại trở thành DÂN OAN theo đúng nghĩa, khi tất cả nhà cửa đất đai đều đã bị cưỡng đoạt! Nhìn bé Cẩm Hiếu lên xe cùng đoàn người trở về thành phố và hình ảnh bà mẹ khóc nức nở khi chia tay đứa con gái bé nhỏ 13 tuổi đầu tôi thật sự không cầm được nước mắt! Hình ảnh này làm tôi liên tưởng và chợt nhớ đến bé Nguyễn Mai Trung Tuấn!

Những hình ảnh của bi kịch và nỗi đau của những cảnh đời cơ cực dân lành Việt nam biết đến bao giờ mới được chấm dứt! Chính quyền này đã tạo ra 1 sự bất công đến tận cùng, đã tạo ra biết bao thảm cảnh biệt ly, đỗ vỡ nhà tan cửa nát gia đình ly tán rồi trở thành DÂN OAN!”

Facebooker Tran Bang: “Ghi nhận ở TA Phúc Thẩm tỉnh Bình Phước có tiến bộ, nhưng TB chỉ hài lòng 1/2 vì:

 1. Những vi phạm Tố tụng do Tòa sơ thẩm như các LS vạch ra chưa được gải quyết.

 2. Vụ án 16-2-2013 tại xã Đường Mười, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là do cuộc hỗn chiến giữ thanh niên tên Nguyễn Bá Tuyên (sinh sau 1970 (?) với hai vợ chồng già ông Tâm SN 1956- bà Tâm SN 1960 và con ông Huynh – bà Tâm là bé gái tên Hiếu mới 10 tuổi (nhưng vóc dáng chỉ như đứa trẻ 7 tuổi)…nhưng ông Tuyên không được xem xét xử lý hình sự vì Tuyên cũng đánh em bé Hiếu, ông Huynh và bà Tâm có thương tích (có giấy khám ở BV)…..

Được biết Tuyên là một chủ nợ vì cho bà Tâm vay 3.800.000đ  và là người “trúng” đấu giá (do huyện Bù Đăng phát mãi đất bà Tâm…) 1,8ha vườn của bà Tâm, vì bà Tâm chưa trả nợ và bị phát mãi đất tròng điều, cafe, cao su…mà chủ nhà là bà Tâm, ông Huynh chưa đồng ý giao đất) Nguyễn Bá Tuyên (sinh sau 1970?) …

 3. Ông Huynh vẫn bị xử theo khoản 3 điều 104 BLHS, và có được giảm còn 3 năm tù …nhưng vẫn là quá cao, nếu xem xét nghiêm túc lại khâu Giám định pháp y…và áp dụng theo điều 105 hay 106 BLHS do ông Huynh bị kích động và phòng vệ vướt quá mức cho phép… do vợ con kêu cứu và thấy Tuyên giằng co đánh vợ và con là cháu Hiếu…như các LS chỉ ra thì ông Huynh sẽ không bị tù, mà chỉ bị cảnh cáo, bị bồi thường dân sự…

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube