'Bí Tích Vượt Qua' - Bí Tích của sự hiện diện cho Hội Thánh (phần 1)

Ngày nay, người ta thích nhìn Thánh Thể dưới những khía cạnh bữa ăn cộng đồng, cuộc lễ huynh đệ và chia sẻ, buổi hội ngợi khen hay lương thưc vĩnh hằng thánh hóa, nhưng tiên vàn và hơn những khía cạnh đó. Thánh Thể là sự hiện diện:

  • Đó là kinh nghiệm đầu tiên, là nền thần bí Thánh Thể tiên khởi: các Kitô hữu nhìn nhận Chúa ở giữa họ trong bữa ăn này.
  • Thánh Thể là bí tích của sự Phục Sinh của Đức Giêsu giữa các môn đệ Ngài; Luca diễn tả điều này trong trình thuât hai môn đệ Emmau.
  • Sở dĩ thánh Phaolô phải nhắc nhớ lại tính cách huynh đệ, khía cạnh hy tế của bữa ăn và việc cái chết của Chúa được công bố, đó là vì một số người không biết những yếu tố quan trọng của đạo lý và Thánh Thể. Chứ sự hiện diện đã luôn được nhìn nhận. Nguyên cái tên gọi Thánh Thể là “bàn ăn hay bữa tối của Chúa” đủ cho thấy người ta biết rằng cộng đoàn được Đấng Phục sinh triệu tập và qui tụ trước sự hiện diện của Ngài. (đây là sự hiện diện thể lý, có thật ) Đức Giêsu đã nói “Này là Mình Ta…”.maxresdefault b
  • Trong những thế kỷ suy kém về đức tin và có tâm trạng duy lý, người ta đã tự hỏi về sự tương đồng giữa “cái này” và “Mình” và nghĩ “bánh” chỉ là hình ảnh của “Mình”.
  • Nhưng kinh nghiệm làm cho các Kitô hữu tiên khởi chọn sự hiểu biết thực tế và tin Đức Giêsu hiện diên thật một cách thể lý. Nhờ sự hiện diện thể lý của Đức Giêsu, Phaolô ý thức Hội Thánh là thân thể Đức Kitô do sự hiệp thông với bánh Thánh Thể (1C 10, 16).

Theo ngài, lời truyền phép không có nghĩa “này giống như là Mình Ta đang ở giữa sự hiện diện và sự hiệp thông có thật.

Đặt nền tảng trên lời Đức Giêsu trong bữa Tiệt ly và chính cảm nghiệm Phụng vụ, lòng tin Thánh Thể này ngoài ra còn mang sự chắc chắc là do sự Phục Sinh, Đức Giêsu hiện diện cho cộng đoàn Ngài. Vì Phục Sinh là một Mầu nhiệm quang lâm nghĩa là Mầu nhiệm sự ngự đến và sự hiện diện.

Tm quan trọng cứu độ của cuộc quang lâm. (Quang lâm, việc Chúa đến mới có tính cách cứu độ)

Đối với một nền thần học không có cảm thức về cuộc Vươt Qua của Đức Kitô:

  • Quang lâm không có ý nghĩa cứu độ.
  • Nó chỉ có vai trò đóng lịch sử cứu độ lai.

Đối với ý thức Kitô giáo những thời đầu, nó không là sự kết thúc lịch sử cứu độ mà là chính Mầu nhiệm cứu độ trong ảnh hưởng của nó đối với trần gian, là một chiều kích thiết yếu của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô. Thiếu nó, cả tử nạn lẫn Phục smh của Đức Kitô không có tính cách cứu độ đối với loài người:

  • Thậm chí họ cho là ơn cứu độ ở trong cuộc ngự đến của Chúa.
    • Dân Thessalonike chờ Chúa đến, câu (1 Th 1, 9), không nói đến tử nạn và Phục sinh của Chúa.
    • Họ tưởng những kẻ chết trước khi Chúa đến không được cứu độ, nhưng Phaolô trấn an họ là những kẻ đó cũng được hưởng ơn cứu độ (1 Th 4, 13-18).
  • Thánh Phaolô sẽ không bao giờ sút kém trong sự tin chắc vào ơn cứu độ do cuộc quang lâm mang lại: Ngày đó sẽ mang lại.
    • Sự cứu chuộc (Rm 9, 23. Ep 1, 14)
    • Sự công chính (Ga 5, 5).
    • Chính địa vị con cái Thiên Chúa (Rm 8, 23).
  • Kitô giáo là một lời gọi (Ga 1, ..) mà đích điểm là sự hiệp thông với Đức Kitô trong Ngày của Ngài (1 C 1, 7-9).
  • Vậy ai sẽ được cứu nếu Đức Kitô (Đấng, trong sự chết và sự sống lại, đích thân là biến cố cứu độ) không đến và không ban Mình? (1C 15, 17: thì hy vọng anh em hão huyền).
  • Nhưng Đức Kitô đến trong chính sự chết và sự Phục Sinh của Ngài, Ngài quang lâm. Chính vì thế Ngài chết và sống lại vì ta (2 C 5, 15), vì trong cuộc Vượt Qua của Ngài, Ngài đến và ban mình.

Phục sinh, mầu nhiệm cuộc quang lâm (thế mà Phục sinh là Đức Giêsu đến, Đức Giêsu quang lâm)

Trong nền thần hoc Nhất lãm, Đức Giêsu là “đang đến” (Mt 11, 3), nơi Ngài, Nước Trời đến, Thiên Chúa tỏ mình và cứu dân Người.

  • Nước Trời đã được khai trương bởi lời rao giảng và những việc quyền năng của Đức Giêsu (Lc 11, 17, 1). Trong các Tin Mừng, chính Đức Giêsu là Nước Trời.
  • Nhưng Nước Trời được gắn liền với con người Đức Giêsu, là một thưc tại vừa hiện tại vừa tương lai, vì quyền năng Thiên Chúa chưa phát huy hoàn toàn nơi Đức Giêsu. Trưóc khi tỏ mình là Con Người (Đn 7, 13) Ngài còn phải trải qua đau khổ (Lc 17, 24): cuộc quang lâm của Con Người, cũng là của Nước Trời, đi qua cửa cái chết của Đức Giêsu
  • Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu ý thức về sự sát cận của Nước Trời.
    • Ngài không còn uông chất rượu… (Mc 14. 25).
    • Cánh chung đến là hậu quả trực tiếp của cơn thử thách Thiện Sai: các ông sẽ thấy Con Người bên hữu Thiên Chúa Cha (Mt 26, 64).maxresdefault g
    • Cuộc tôn vinh của Đức Giêsu và cuộc ngự đến của Nước Trời là một biến cố độc nhất, theo sau cái chết.
  • Kitô giáo tiên khởi đã giải thích cuộc Phục Sinh là cuộc đăng quang của Đức Giêsu trong quyền năng Nước Trời (Cv 2, 32. 36; Rm 1. 4). Vì Đức Giêsu đã vâng lời, nên Thiên Chúa suy tôn Ngài, và bằng cuôc tôn vinh Vươt Qua, đặt Ngài làm Chúa, đáng moi gối bái lạy (quảng diễn Phục sinh là đến):
  • Một cách nghịch lý, việc được tôn dương lên trời không rút Ngài khỏi trần gian, nó là việc phái Ngài đến với loài người (Cv 3, 26: 26, 22). Trong cuộc tốn dương. Đức Giêsu đến và làm cho mình được trông thấy (Mt 26, 64).
  • Theo thánh Gioan, cuộc Nhập thể được định nghĩa là một sự thánh hiến trong Thiên Chúa và một sự sai phái vào trần gian (Ga 10, 36)
    • Giờ vươt qua, lúc Mầu nhiệm làm Con đạt sự thật cứu độ tột cùng, là giờ của một sự thánh hiến trong Thiên Chúa (Ga 17, 19) và của một cuộc ngư đến (Ga 16, 16: ít nữa các ngươi thấy Ta).
    • Phục Sinh là sự tôn vinh trong Thiên Chúa và một Mầu nhiệm hiện diện và hiện ra cho trần gian.
  • Thiên Chúa Phục sinh Đức Giêsu bằng cách ‘‘ban Ngài” cho Hội Thánh (Ep 1, 19-22) làm đầy thế gian bằng sự hiện diện của Ngài (Ep 4, 9): Vậy, Thiên Chúa tôn dương Ngài lên trời và do đó nội tại hoá Ngài cho tao thành và trước hết cho Hội Thánh (Mt 28, 18.20). Khi tôn vinh Đức Giêsu nơi Người, Thiên Chúa Phục Sinh Ngài tiến về ta. Chính vì thế, Đức Giêsu sống lại vì ta (2 C 5, 15).
  • Đây là cuộc ngự đến nào?
    • Cuộc ngư đến độc nhất, cuộc ngự đến của ơn cứu độ cuối cùng, của Con Người trên mây trời, cuộc ngự đến tiếp sau cái chết và thực hiện ơn cứu độ cánh chung.
    • Kinh Thánh không hề biêt đến một “lần đến thứ hai”, một “cuộc trở lại của Đức Kitô”sẽ tiêu hủy cuộc ra đi do cái chết.
    • Khi Phục sinh Con của Người. Thiên Chúa đặt tất cả sự viên mãn nơi Ngài và thực hiện toàn bộ ơn cứu độ rồi, không cần một lần đến thứ hai đến bổ túc.
    • Chính trong cuộc Phục sinh và vì cái chết con thảo, Đức Giêsu nhận tước hiệu Chúa (Ph 2 8, 9-11; Rm 10, 9) danh xưng của sự toàn năng cánh chung.
    • Phục sinh là Ngày chúa tể, Ngày mặc khải tối hậu, thâu họp muôn loài. Ngày kẻ chết sống lại, phán xét, cứu độ hoàn toàn, Ngày của Chúa, Ngày cuối cùng (Yn 8, 12, 32; Rm 1, 4: Yn 12, 31).
  • Tất cả những điều đó, ta cần có trước mắt, nếu muốn hiểu ý nghĩa Thánh Thể, Mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng bằng sự chết, đến với những kẻ thuộc về Ngài và thực hiện nơi họ ơn cứu độ đang có nơi Ngài.

Theo X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết