'Bí Tích Vượt Qua' Bí Tích của sự hiện diện cho Hội Thánh (phần 3)

Thánh Thể được một Hội Thánh thế tục cử hành. Biểu tượng nối kết hai bờ của sự viên mãn và sự bất toàn và không ngừng nhắc Hội Thánh là Hội Thánh vừa xa Đức Kitô vừa hiện diện với Ngài. Thánh Thể kêu gọi tiến bước, không ngừng vượt qua biên giới còn tồn tại. Nó cũng có tính cách vượt qua theo nghĩa là của ăn đàng của sự vượt qua, là bí tích của niềm hy vọng trong Đức Giêsu Kitô

Một sự hiện diện đến từ lúc cuối hết.

Thánh Thể là một sự hiện diện đến từ xa, tứ lúc cuối hết, nơi Đức Kitô có chỗ cư ngụ vĩnh viễn, từ đó Ngài đến gặp Hội Thánh tại thế.

Có người hỏi trong 40 ngày sau Phục Sinh, Đức Kitô ở đâu:Master Transfer_hostia

  • Ngài không ở đâu cả, Ngài ở nơi khác, nơi Thiên Chúa. Vì sống lại không phải là sự hồi dương của một xác chết, là trở về đời sống cũ, mà là một sự tôn dương lên cách hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Giêsu chết một lần và chết cho thế gian này và không còn tùng phục những định luật đó nữa.
  • Nhưng cuộc tôn dương lên Thiên Chúa không rút Ngài khỏi vũ trụ mà làm Ngài nên sự viên mãn của họ, nên trung tâm và chóp đỉnh mọi sự được tạo thành “vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành, chốn trời cao và nơi dương thế, vật hữu hình, vật vô hình, dù là thiên tòa, hay thiên chủ. dù là thiên phủ, hay là uy linh: mọi sự đã được tạo thành nhờ Ngài và cho Ngài!” (Cl 1, 16). Chính từ đó. từ chóp đỉnh viên mãn đó, từ chiều sâu cùng tận nơi mọi sự được vững đặt, từ tương lai cũng là tận điểm việc ta được gọi đến sự hiệp thông đó mà sự hiện diện Thánh Thể xuất phát.
  • Khi Thánh Thể được cử hành, khi Ngài xuất hiện lên trong những thực tại thế trần. Ngài không rời khỏi đỉnh cao xa vời đó, vì do chính vận hành của sự tốn dương mà Ngài đến trong trấn gian này. (Có thể hiểu; Ngài được thông chia cách hữu hiệu của Thiên Chúa, như vừa nói, nên như Thiên Chúa, Ngài hiện diện cho mọi nơi?).

Sự hiện diện Thánh Thể của Ngài, tuy rất thật, vẫn là của một Vị sống nơi khác, một sự hiện diện đang đến pha lẫn một sự vắng mặt nào đó đối với trần gian. Các lần Ngài hiện ra sau Phục sinh cũng là một Mầu nhiệm:

  • Việc Ngài đến xảy ra một trât với việc Ngài ra đi.
  • Ngài hiện ra với những nét vẻ khác.
  • Vừa cho thây, Ngài đã biến mất.
  • Không ai dám hỏi Ngài, vì đã biết là Ngài.
  • Vì sự hiện diện của Ngài đổ đầy niềm vui “20Nói thế rồi, Ngài cho họ thấy tay chân và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ, vì được thấy Chúa.”(Yn 20, 20) niềm vui của Ngày người ta được ở mãi với Ngài “rồi chúng ta, những kẻ còn sống sót lại, chúng ta sẽ được quyện lên các tầng mây làm một với họ, đi đón Chúa trên làn khí. Và như vậy, chúng ta sẽ được ở với Chúa luôn luôn! (1 Th 4, 17).
  • Vậy sự hiện diện của Thánh Thể là cuộc ngự đến cùng tận trong thời gian của ta, là sự viên mãn tương lai xuất hiện trên mặt thế giới hiện tại. Bánh này có tính cách cánh chung, nó là một lương thực làm no thoả và gợi sự khát khao. Chỉ đức tin mà cái nhìn ngắm Đức Chúa thực tại của thế giơi tương lai qua sự hữu hình của sự vật. mới có thể thấy được sự hiện diện này.

Một sự hiện diện bằng biểu tưng

  • Vì Đức Kitô ở nơi khác, vì Ngài là sự viên mãn nơi mọi sự khởi đẩu và sẽ đạt viên mãn vậy. Ngài không thể đến trong không gian thời gian, nếu không sử dụng những thực tại đời này (cũng như khi hiện ra, Ngài mang ‘những nét vẻ khác’: “12Sau đó với một hình dạng khác, Ngài đã tỏ mình ra cho hai người trong nhóm, họ đi đường, đang khi họ về chốn thôn quê.” Mc 16, 12). Trong Thánh Thể, ta không thể thấy Ngài đúng như cái chết đã thay đổi Ngài, Ngài đến qua những thực tại đời này mà Ngài dùng để nên hữu hình, để biến nên những biểu tương có thật về chính Ngài, biến nên sự nối liền cánh chung với hiện tại, nên sự hữu hình của sự viên mãn vô hình.
  • Vị “Chúa của Ngày” đến “dưới những hình thức” của Hội Thánh: Ngài làm cho các môn đệ nên thân thể Ngài, sự hiện diện của Ngài, Lời Ngài nói với loài người nên bí tích của Mầu nhiệm Vượt Qua như Phaolô cảm thấy: 10Mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong thân mình chúng tôi cuộc tử nạn của Đức Yêsu, ngõ hầu sự sống của Đức Yêsu cũng được hiện tỏ nơi mình chúng tôi. 11 Vì tuy sống đó, nhưng luôn luôn chúng tôi bị phó nộp cho án chết, vì Đức Yêsu, ngõ hầu sự sống của Đức Yêsu cũng được hiện tỏ nơi cái xác chết dở của chúng tôi. 12Ấy vậy, nơi chúng tôi sự chết ra công, còn sự sống, nơi mình anh em.” (2 Cr 4, 10-12). Cũng vậy, để tay ta “rờ” được bánh bởi trời và uống rượu mới, bánh phải được dâng như trong một “cái giỏ thế trần”, rượu phải được dâng trong một cái chén của thế gian này, Cánh chung chỉ thấy được, rờ được nơi những biểu tượng sự hiện diện của nó.
  • Thần học thường lấy những dấu chỉ bí tích làm khởi điểm tìm hiểu về Thánh Thể, nhưng chính Mầu nhiệm của sự hiện diện Vượt Qua, và Cánh chung mới làm cho Thánh Thể tỏ lộ trong những dấu chỉ. Trong mọi sự, lời giải thích về Thánh Thể nằm trong Mầu nhiệm mà nó mang tải.
  • Sự hiện diện phải che mình đi để lộ ra chứng tỏ Thánh Thể được một Hội Thánh thế tục cử hành. Biểu tượng nối kết hai bờ của sự viên mãn và sự bất toàn và không ngừng nhắc Hội Thánh là Hội Thánh vừa xa Đức Kitô vừa hiện diện với Ngài. Thánh Thể kêu gọi tiến bước, không ngừng vượt qua biên giới còn tồn tại. Nó cũng có tính cách vượt qua theo nghĩa là của ăn đàng của sự vượt qua, là bí tích của niềm hy vọng trong Đức Giêsu Kitô “bởi nhớ lại sự nghiệp của lòng tin, công lao của lòng mến, sự kiên nhẫn cậy trông của anh em trong Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, trước mặt Thiên Chúa và là Cha chúng ta” (l Th 1, 3) và đồng thời của sự gặp gỡ hiệp thông. Sự hiện diện đang đến đã lối kéo (mọi người) về nó.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube