'Bí Tích Vượt Qua' Bí Tích của sự hiện diện cho Hội Thánh (phần 2)

Hội Thánh sinh ra trong cuộc gặp ban đầu với Đấng Phục sinh đang đến và hướng về lúc vẹn toàn của mình trong cuộc gặp trọn vẹn với Đức Kitô đến bằng sự Phục Sinh: sinh ra trong cuộc Quang lâm và hiệp thông với Đức Kitô Vượt Qua, Hội Thánh đi về cùng một cuộc Quang lâm đó, về sự hiệp thông viên mãn với Đức Kitô Vươt Qua

Tính hiện tại của cuộc quang lâm: (cuộc đến ấy ở trong Phục sinh, cùng lúc với Phục sinh và đang có trước hiện tại).

  • Vì cuộc Phục sinh gắn liền với những biến cố có ngày giờ, còn cuộc gặp gỡ trọn vẹn đang chờ ta, nên trí ta chia ánh sáng Phục sinh ra trước sau trên đường dài thời gian: sự Phục sinh thuộc quá khứ, cuộc quang lâm trong tương lai, Hội Thánh ở giữa, được xây trên Phục Sinh, hướng về Quang lâm…Banh Truong Sinh

Thật ra, Hội Thánh không đi từ biến cố này tới biến cố kia, Mầu nhiệm Vượt Qua là Mầu nhiệm độc nhất, vừa là cuộc Phục sinh vừa là sự hiện diện.

Hội Thánh sinh ra trong cuộc gặp ban đầu với Đấng Phục sinh đang đến và hướng về lúc vẹn toàn của mình trong cuộc gặp trọn vẹn với Đức Kitô đến bằng sự Phục Sinh: sinh ra trong cuộc Quang lâm và hiệp thông với Đức Kitô Vượt Qua, Hội Thánh đi về cùng một cuộc Quang lâm đó, về sự hiệp thông viên mãn với Đức Kitô Vươt Qua (lấy làm một ví dụ: gặp Đức Kitô buổi sáng và buổi chiều trong cùng một Ngày?) Cuộc Phục sinh của Đức Giêsu, với tư cách quang lâm, vừa tạo ra Hội Thánh vừa là sự hoàn tất của Hội Thánh.

  • Vì cuộc ngự đến của Đức Kitô đồng nhất với Mầu nhiệm Vượt Qua:

Mầu nhiệm này là Mầu nhiệm một sự chết, không phải sự chết cắt đứt. mà là sự sai phái Đức Kitô, nhờ đó Ngài đổ đầy mọi sự bằng sự hiện diện của Ngài (Ep 4, 9).

Cuộc Phục sinh có tính cách quang lâm vì Phục Sinh là Đức Giêsu sinh lại vào cuộc ngự đến có tính cách cứu độ đã bắt đầu xưa kia của Ngài.

Cuộc tôn dương có tính cách quang lâm vì Đức Giêsu gặp Cha trong sự hiện diện tác tạo và thánh hoá phổ quát của Người. Bản chất của Đức Kitô Chúa là làm cho mình nên hiện diên. Quang lâm chẳng là ngày của vị Chúa sao? Ngài gần gũi do bởi hữu thể vượt qua, thậm chí Ngài hiện diện (Ph 3, 1: 4, 4). Nhiệm vụ Ngài là thiết lập Nước Trời bằng cách Ngài là Nước Trời làm cho mình nên hiện diên.

  • Vậy cuộc đến và sự xuất hiện của Đức Kitô không theo sau Mầu nhiệm Vươt Qua, vì Mầu nhiệm này đã là cánh chung, không gì theo sau nó nữa. Bởi sự tôn vinh thần linh, Đức Kitô đã có tính cách quang lâm, hiển linh (Cv 10, 40). Khi tôn vinh Ngài, Thiên Chúa sai phái Ngài, măc khải Ngài, nói Ngài ra trong trần gian:
    • Trong những lần Đức Kitô hiện ra và những lần gặp gỡ hiệp thông với Ngài. Hội Thánh kinh nghiệm về Đức Kitô trong giây phút chào đời vượt qua, trong Ngày hôm nay của cuộc Phục sinh (Cv 13, 23).
    • Các tín hữu trở nên chứng nhân cho cuộc Phục sinh (tính cách hiện tại) và cùng sống lại với Ngài (hiện tại).
  • Như thế, Hội Thánh đã ở trong sự găp gỡ quang lâm, sự gặp gỡ đôc nhất Ngày của Chúa. Tuy dành chữ quang lâm cho lúc kết thúc lịch sử và Hội Thánh, cho cuộc gặp gỡ viên mãn, Thánh Phaolô biết ngày đã gần (Rm 13, 12), tín hữu đã là con cái của Ngày (l Th 5, 4; Rm 13, 13) ơn công chính đã được ban (1C 6, 11). Ơn làm con đã được thực hiện (Rm 8, 16), và sự sống lại của tín hữu đã là thực tại (Co 2, 12). Vì trong cuộc Vượt Qua của Ngài, Đức Kitô là ơn cứu độ của Ngày cuối cùng trong cuộc gặp gỡ loài người.

Thánh Thể, bí tích của cuộc quang lâm: (nhưng một cách ưu đãi, Đức Kitô đến trong bi tích Thánh Thể)

  • Đấng Phục sinh không hiện diện cho trần gian như một chất lỏng lan trong không gian. Sống lại với thân xác, Ngài đến bằng nhiều đường lối, vào vũ trụ (mà Ngài làm chủ) bằng nhiều cửa ngõ.
    • Bằng bí tích nền tảng là Hội Thánh, thân thể Ngài.
    • Bằng các tông đồ và những kẻ kế vị.
    • Bằng lời Kinh Thánh và mọi lời rao giảng chính thức (authentique) của đức tin.
    • Mọi “phương thế cứu độ” đều là những đường lối của cuộc ngự đến, những hình thức của sự hiện ra, những nơi chỗ của cuộc gặp gỡ Vượt Qua.
  • Thánh Thể là bí tích tối cao của cuôc đến và cuộc hiêp thông này:
    • Nó là sự trung tín hiển nhiên của Đức Giêsu với lời hứa đến cùng môn đệ (Ga 14, 28; 16. 16)
    • Các tín hữu tiên khởi đã sống Thánh Thể như sự hiện diện cho Hội Thánh (Cv 2, 46), sống trong niềm vui được gặp Đấng Phục sinh 41Vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được, và chỉ kinh ngạc, nên Ngài nói với họ: “Ở dây có gì ăn không?” 52Và họ đã trở lại Yêrusalem, vui mừng khôn xiết”(Lc 24, 41. 52; 20Nói thế rồi, Ngài cho họ thấy tay chân và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ, vì được thấy Chúa.”Ga 20, 20), niềm vui Ngày cuối cùng (1 Th 4, 17).
    • Về sau họ chọn ngày đầu tuần để họp: Thánh Thể là bí tích của Đấng Phục sinh trong cuộc hiện ra của Ngài.

Đức Giêsu sống lai trong thế giới ta nơi sự hữu hình cửa dấu chỉ này, Thánh Thể là hình thức trường kỳ của cuộc hiện ra Vượt Qua.

  • Bữa ăn Emmau có là một Thánh Thể không? Các nhà chú giải tranh luận với nhau:
    • Điều chắc là tác giả Tin Mừng muốn gợi đến Thánh Thể 30Và xảy ra là khi vào bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng đoạn bẻ ra Ngài trao cho họ, 31thì mắt họ mở ra và nhận biết Ngài… nhưng Ngài đã bỏ họ mà biến rồi. 32Và họ nói cùng nhau: “Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta, và giải nghĩa Kinh thánh cho chúng ta đó sao?”33Ngày giờ đó, họ chỗi dậy trở về Yêrusalem, và họ gặp thấy đang tề tựu cùng nhau, có nhóm mười một cùng các bạn. 34Các người này nói rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và đã hiện ra cho Simôn!” 35Còn họ, họ thuật lại các việc xảy ra dọc đàng, và làm sao họ đã nhận biết Ngài lúc bẻ bánh”(Lc 24, 30-35).
    • Đức Giêsu sống động và được gặp trong lời Kinh Thánh và việc bẻ bánh.
    • Thánh Thể kéo dài trong Hội Thánh những cuộc hiện ra trong số đó nhiều cuộc đã diễn ra trong một bữa ăn 36Họ còn đang nói thế, thì Ngài đã đứng giữa họ và nói với họ: “Bằng yên cho các ngươi!” 37Kinh hoàng khiếp dảm, họ tưởng mình thấy ma. 38Nên Ngài nói với họ: “Tại sao mà hoảng hốt? Vì sao lại có những suy tính như thế nảy trong lòng các ngươi? 39Hãy coi tay Ta, chân Ta; chính là Ta đó! Hãy rờ nắn mà xem, ma nào lại có thịt có xương như các ngươi thấy Ta có”. 40Nói thế rồi, Ngài cho họ nhìn xem tay chân Ngài. 41Vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được, và chỉ kinh ngạc, nên Ngài nói với họ: “Ở dây có gì ăn không?” 42Họ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. 43Và Ngài đã cầm lấy mà ăn trước mặt họ.”(24, 36-43. “”Cv 1, 4: 10, 41).
    • Trình thuật Đức Giêsu hiện ra bên bờ hồ cũng đầy hương vị Thánh Thể.
  • Đức Kitô không xuất hiện trong bí tích, 20 thế kỷ sau khi Ngài Phục sinh.

Cuộc tôn vinh Vượt Qua là sự can thiệp trọn vẹn, do đó chung hậu, của Thiên Chúa. Thánh Thể không thêm vào đó mà chỉ là sự trổi lên của cuộc tôn vinh đó trong sự hữu hình của trần gian này.

  • Chính do Phục Sinh mà Đức Kitô là Đâng Quang lâm, hiển linh:
    • Ngài đến, Ngài hiện ra bởi tác động độc nhất của Thiên Chúa, Đấng tôn vinh Ngài vì ta.
  • Ngài sống lại trong trần gian này dưới nhiều hình thức:
    • Như Hội Thánh “hạt sinh nhiều bông hat”.
    • Như tông đồ (“Đức Kitô sống trong tôi” Ga 2, 20 – “nói trong tôi”).
    • Ngài sống lại là Thánh Thể và cuộc họp tín hữu. Thánh Thế là bí tích cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu, là cuộc Kitô hiện Vươt Qua (Christophanie pascaie). Cuộc Phục sinh chỉ có một, nhưng thành nhiều trong thời gian, như một mặt trời phản chiếu thành nhiều trong tấm gương vỡ.
  • Kitô hữu chỉ gặp Chúa ở một nơi: trong cuộc ngự đến vươt Qua, nghĩa là trong giâu phút Phục Sinh và gặp Đức Kitô, họ được nắm bắt trong tác động Thiên Chúa Phục Sinh Đức Giêsu Kitô (Ep 2, 5; Cl 2, 12).
  • Vậy vì tông đồ, Hội Thánh, Thánh Thể không sau Phục Sinh mà là nới Đức Kitô sống lai trong trần gian dưới những hình thức khác.
  • Nhờ sự hiện diện của Chúa. Thiên Chúa thiết lập Triều đai của Người trong trần gian. Một ngày kia, Người sẽ là mọi sự nơi mọi người nhờ sự Quang lâm trọn ven:
    • Bao giờ Nước Trời cũng đến nhờ Quang lâm: Tôma (Ga 20, 28) Phaolô (Gal 1, 15) nhận ra Chúa đến.
    • Thánh Thể vạch ra không gian được mở ra cho Nước Trời và Hội Thánh.
    • Quang lâm có nghĩa sự ngự đến và sự hiện diện. Nhờ bánh rượu, Đức Kitô Phục sinh đến gặp Hội Thánh. Sự hiện diện của Thánh Thể không tĩnh mà là một sự hiện đang đến, đang gặp Hội Thánh và nó càng năng động thì càng thật, càng cốt tủy.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube