"Bí Tích Vượt Qua": Bí Tích của sự Chết Cứu Độ

Cuộc Phục Sinh trong đó Đức Giêsu được tôn vinh mà không ra khỏi cái chết của Ngài, cuộc Phục Sinh vĩnh viễn để Ngài nhờ cái chết được cắm sâu vào nhân loại cần được cứu độ.

Bí Tích của sự Chết Cứu Độ

( Nhiều chi tiết của Thánh Thể diễn tả hy tế của Đức Kitô)

  • Tự chúng, bánh ta ăn, rượu ta uống, nói về một Đức Kitô bị hiến dâng trong một sự từ bỏ hoàn toàn.
    • Trong Thánh Thể, Đức Giêsu diễn tấn kịch sự chết của Ngài, tấn kịch mà các môn đệ sẽ diễn lai mãi để tưởng nhớ đến Ngài.
    • “Máu Giao ước” (Mc 14, 24) là máu hy tế, tín hữu hiệp thông vào máu Đức Kitô (l Cr 10, 16).Thanh The Nguon On Cuu Do
    • Thánh Thể công bố sự chết của Chúa (l Cr 11, 26).
    • Thánh Phaolô nói tín hữu đã hiệp thông vào hy tế Đức Kitô nên không thể lại ăn của dâng cho các thần linh (l Cr 10, 21).
  • Các Kitô hữu hiểu Thánh Thể là hy tế Đức Kitô:
    • Vào một thời mà mọi tôn giáo đều diễn tả bằng những hy tế, các Kitô hữu đã áp dụng hình ảnh hy tế cho cái chết của Đức Kitô, để nói lên ý nghĩa tôn giáo của nó.
    • Cũng rất sớm, họ đã thấy Thánh Thể là cuộc tế lễ của họ (như các đạo khác có kiểu tế lễ khác): Didachè 14.
    • Cuộc tế lễ nào? Trong Kitô Giáo, chỉ có một cuộc tế lễ của Đức Kitô trong sự chết của Ngài (Hr 7, 27; 9, 12. ..) Thánh Thể là biểu tượng thật của hy tế và của sự hiện diện, vì đây là Mình bị nộp, Máu đổ ra. Không thể bảo Đức Kitô hiện diện thật mà không bảo đó là sự hiện diện của Đức Kitô trong hy tế Ngài.

Một cái chết được ghi khắc trong vinh quang:

Nhưng bánh được dâng và chén rượu trước tiên không phải là những biểu tượng chết chóc, vì bánh làm no, rươu làm say, chúng diễn tả sự sống và niềm vui.

Việc bẻ bánh, phân phát bánh cũng không phải là những hành vi gây chết chóc, trái lại chúng khai mạc một bữa ăn. Thánh Thể có tính cách hy tế với tư cách là bữa ăn, là nguyên lý sự sống.

Trình thuật về Bữa Tiệc ly và lời loan báo của nó về cuôc khổ nạn không chống lại việc hiểu Thánh Thể như biểu tượng về Đức Kitô vinh quang và bữa ăn Nước Trời:

  • Vì trong trình thuật đó, mọi sự ở trong một ánh sáng cuôc cánh chung: Đức Kitô sắp cử hành cuộc Vượt Qua của Nước Trời, sắp uống rượu mới.
  • Tuy việc “không uống chât nho nữa” giả thiết sự chết đã gần kề, nhưng lời đó loan báo sự kề cận của vinh quang Thiên Sai.
  • Thánh Thể là sự hiệp thông của môn đệ vào một Đức Kitô sắp hưởng bữa tiệc Thiên Sai: “Chén này là Giao Ước mới trong máu Ta”. Giao Ước đó được Yr 31, 31 báo trước và chỉ Triều đại vinh hiển của Thiên Chúa được khai trương do cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

Do đó, điều làm nên biếu tượng sự chết, thay vì mâu thuẫn với vinh quang Vượt Qua, lại cũng có nó và được ghi khắc trong nó.

Trước đó, những loan báo về khổ nạn đi đôi với lời loan báo về Triều đại vinh hiển của Thiên Chúa:

  • Khi nói về những thử thách tương lai, Đức Giêsu tiên báo về Triều đại Thiên Chúa, một Triều đại sẽ đến qua đau khổ.
  • Theo Nhất Lãm, Con Người phải chịu đau khổ và đi qua sự nhục nhã là một vị vinh hiển đến trên mây trời và trong quyền năng (Mc 1, 9).
  • Cũng vậy, khi hiệp thông với những thử thách của Thầy là môn đệ chung phần vinh quang với Thầy (Mc 10, 35-40).
  • Theo Phaolô, cái chết được cử hành trong Thánh Thể là, cái chết của vị Chúa (l Cr 11, 26) vì Chúa vinh quang.

Thánh Thể là bí tích của một sự chết trong đó Đức Giêsu đước tôn vinh.

Một cái chết được vĩnh hằng hoá trong vinh quang. (Vinh quang của Đức Kitô nằm trong sự chết và là một với sự chết của Ngài)

Tin Mừng thứ tư biết rằng Đức Kitô được tôn vinh mãi mãi trong mầu nhiệm sự chết của Ngài.

  • Sự chết không chỉ là điều kiện tiên quyết để có vinh quang mà còn là thành phần, là một khía canh của vinh quang (chỉ vinh quang khi chết).
  • Thập giá là ngai đời đời của Vương quyền của Đức Kitô.
  • Đức Kitô bị đâm thâu xuất hiện trong một hình ảnh cõi vĩnh hằng (19, 37).
  • Trên Núi Sọ, “mọi sự đã hoàn tất” (19, 30), việc bị đóng đinh là biểu tượng việc được tôn dương bên Thiên Chúa.
  • Đấng được Cha tôn vinh (tôn vinh hoàn toàn lúc chết) là Chiên Thiên Chúa, Chiên Vượt Qua.
  • Từ cạnh sườn Đấng chịu đóng đinh, máu và nước chảy ra:
    • Nước chỉ Thần Khí mà ta biết là tuôn tràn từ cạnh sựờn Đức Kitô đươc tôn vinh.
    • Máu chỉ sự sát tế.
    • vậy sát tế và vinh quang đi đôi.
    • và hình ảnh này vinh cửu.
  • Lúc chết, Đức Giêsu “phó thác Thần Khí”, Đấng chỉ được Ngài sai phái từ trên trời.

Vậy trước cái nhìn đức tin, Đức Kitô được dâng tiến là thế: một Đức Kitô mà vinh quang nằm ở trong mầu nhiệm sự chết của Ngài.

Nhiều lần, Thánh Gioan (tác giả Tin Mừng thứ tư này) nói đến sự bao hàm lẫn nhau của cái chết và sự tôn vinh:

  • Đấng “là Ta”(Đấng Tự Hữu) sẽ được tỏ lộ trong cuộc tôn dương trên Thập giá (Ga 8, 28).
  • “Ta là Bánh sự sống” (Ga 6, 35).
    • Đức Giêsu vừa cho mình là Thiên Chúa vì lối nói “Ta là” có tính cách thần linh và việc nuôi nhân trần sống đời đời là một cao vọng thần linh.
    • Nhưng Ngài là bánh cõi trời với tư cách “Thịt mình bị nôp vì thề gian” (Ga 6, 51)
  • “Người chăn chiện tốt, chính là Ta” (Ga 10, 11).
    • Một mình Ngài, Đấng Ta là. là người chăn chiên tốt.
    • Nhưng Ngài chỉ là thế trong việc chết vì chiên.
  • Ta sẽ kéo mọi người lên Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi đất
  • Khi được kéo lên Thập giá Ta sẽ kéo mọi người lại với Ta”: (Ga 12, 32).
  • Cuộc Phục Sinh hoàn toàn có thật, có tính cách thể lý theo Gioan không kéo Đức Giêsu khỏi cái chết, nó biến hình cái chết của Ngài: Đấng Phục Sinh vẫn mang cái vết thương. Ngài giông Đức Giêsu lúc ở cõi thế, nhưng ở trong tình trạng được cái chết thay đổi, ở đỉnh cao đời đời của cuộc sống thế trần, “ Đấng chịu đóng đinh với tư cách đó là Đấng đang đến”.
  • Con Chiên của sách Khải Huyền ở trong tư thế đứng, vinh hiển, nhưng trong sự sát tế (Kh 5, 6).
  • Các tín hữu giặt áo trong máu Chiên và được rảy bằng máu (Kh 7, 14; Hr 10, 19).
    • Máu này là một thực tại đời đời.
    • Nhưng chỉ Đức Giêsu trong sự sát tế.
    • Thật nhiệm mầu biết bao, cuộc Phục Sinh trong đó Đức Giêsu được tôn vinh mà không ra khỏi cái chết của Ngài, cuộc Phục Sinh vĩnh viễn để Ngài nhờ cái chết được cắm sâu vào nhân loại cần được cứu độ.

Đây có phải là một tình trạng sát tế, tiếp theo sau cái chết và sự Phục Sinh không?

Không, vì mầu nhiệm Vượt Qua đã có tính cách cánh chung, đã là một đích điểm không còn gì vượt quá được. Đức Kitô được vĩnh cửu hoá trong chính cái chết, trong đó Cha tôn vinh Ngài.

  • Một đàng, cuộc tôn vinh Đức Giêsu là một hành vi vĩnh cửu, làm Đức Giêsu đầy sự viên mãn cả trong thể lý (Cl 2, 9), không gì sẽ thêm vào sự viên mãn thần linh. Đức Giêsu sống mãi trong sự chào đời vĩnh cửu trong lúc Phục Sinh khi Cha nói Người sinh hạ Ngài (Cv 13, 33).
  • Đàng khác, sự chết và sự Phục Sinh gặp nhau trong một mầu nhiệm duy nhất, trong đó cái chết được vĩnh cửu hoá trong vinh quang:
    • Theo cách diễn tả bằng hình ảnh của Gioan. Giờ cứu độ là Giờ lên cùng Cha mà cái chết là tột đỉnh: chính ở tột đỉnh đó, Đức Giêsu ở trong sự gặp gỡ Cha; sự chết và vinh quang gặp nhau, vinh quang vĩnh cửu hoá sự chết.
    • Theo tư tưởng Phaolô, Đức Giêsu chịu một sự biến đổi: Ngài chết cho xác phàm để sống trong Thần Khí. Thế mà bỏ một tình trạng, vào một tình trạng khác, hai việc xảy ra cùng lúc. Đức Giêsu, vào lúc chết, hết là xác phàm, vì trong cái chết, Ngài được nắm bắt trong vinh quang Thần Khí: chết và Phục Sinh là một mầu nhiệm gồm hai mặt, Thế mà cuộc Phục Sinh có tính cách vĩnh cửu.
    • Theo tư tưởng hy tế của Tân Ước. Đức Giêsu hiến mình làm lễ vật hy sinh dâng lên Thiên Chúa (Ep 5, 2). Thế mà một sự hiến dâng được thưc hiện vào lúc hành vi dâng tiến được cử hành, hành vi chấp nhân đáp lại. Cái chết của Đức Giêsu trùng với việc chấp nhân tôn vinh của Thiên Chúa, một việc vĩnh cửu.
    • Cái chết của Đức Giêsu được hiểu như một sự tùng phục hoàn toàn (X. Ph 2, 8: Hr 5, 8) một sự ưng thuận trọn vẹn với Thiên Chúa. Nhờ thế, Đức Kitô đáng có được vinh quang Ngài (Ph 2, 8) vì trước mặt Thiên Chúa, đáng có công, đó là ưng thuận, là mở lòng cho ân huệ Thiên Chúa. Vinh quang Thiên Chúa không đổ đầy Đức Kitô sau sự đón nhận, mà trong cái chết, lúc Ngài đón nhân nó. Lại một sự trùng hợp giữa cái chết và sự tôn vinh đời đời.

Vậy Đức Kitô không xa rời biến cố Vượt Qua, không vượt quá sự chết cứu độ của Ngài. Ngài được vĩnh cửu hoá trong tính hiện tại của biến cố, vì sự tôn vinh trùng hợp với cái chết, trong đó cái chết có tính cách cứu độ, là sự tôn vinh đời đời. Ngài sống trên đỉnh sự đi lên cùng Cha, trong khoảnh khắc hiến thân tột cùng, khoảnh khắc “có công nghiệp” hoàn toàn, trong cái chết lúc Ngài chào đời trong sự viên mãn. Ngài đích thân trở thành mầu nhiệm Vượt Qua: trong cuộc sống đời đời của Ngài, Ngài là ơn cứu độ hoàn tất. Gặp Cha, Đấng luôn luôn ở trong hành vi yêu mến, Đức Giêsu đã thành biến cố cứu độ mà người ta phải hiệp thông vào.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết