Bắc Kinh nói về việc gia hạn thỏa thuận Trung-Vatican

Cờ Vatican và Trung Quốc. Tín dụng: esfera / Shutterstock)

Cờ Vatican và Trung Quốc. Tín dụng: esfera / Shutterstock)

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Chính phủ Trung Quốc viện dẫn việc “thực hiện thành công” Thỏa thuận Trung-Vatican, được ký kết cách đây hai năm, sắp hết hạn và nói chung tuyên bố ý chí của mình “sẽ tiếp tục duy trì sự liên lạc và tham vấn chặt chẽ và đồng thời cải thiện quan hệ song phương”. Trong những tháng gần đây, nhiều nhân vật khác nhau không liên quan trực tiếp đến Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã bày tỏ ý muốn của Tòa Thánh để tiếp tục Thỏa thuận, nhưng cho đến nay vẫn chỉ nhận được sự im lặng từ Bắc Kinh.

Hôm 10/9, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức ở thủ đô, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã trả lời câu hỏi của Phoenix TV (kênh truyền hình bán quốc doanh). Dưới đây là nội dung câu hỏi và câu trả lời được đưa tin trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao TQ:

Phoenix TV: Theo các báo cáo, Trung Quốc và Vatican đang đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận tạm thời năm 2018 về việc bổ nhiệm Giám mục. Người ta hy vọng rằng thỏa thuận sẽ được gia hạn thêm 2 năm nữa trong vài tuần tới. Ông có nhận định gì không?

Với những nỗ lực phối hợp từ cả hai bên, thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục giữa Trung Quốc và Vatican đã được thực hiện thành công kể từ khi được ký kết cách đây khoảng 2 năm trước. Kể từ đầu năm nay, hai bên đã hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cùng cam kết duy trì vấn đề an ninh y tế cộng đồng toàn cầu và tích lũy thêm sự tin tưởng lẫn nhau và sự đồng thuận thông qua một loạt các tương tác tích cực. Hai bên sẽ tiếp tục duy trì liên lạc và tham vấn chặt chẽ, đồng thời cải thiện quan hệ song phương.

Có thể thấy rõ rằng, bất chấp những gợi ý tích cực, đó không phải là một lời “đồng ý” rõ ràng và đầy đủ đối với thỏa thuận, thậm chí ngay cả khi chỉ còn chưa đầy hai tuần lễ nữa là thỏa thuận hết hạn.

Một số blogger Công giáo Trung Quốc chỉ ra rằng thông điệp phải được xem xét không chỉ ở câu trả lời, mà còn ở câu hỏi: Phoenix TV là một phương tiện trung gian gần như thuộc nhà nước và có khả năng câu hỏi đã được thống nhất với bộ ngoại giao để truyền đạt quan điểm rằng thỏa thuận sẽ được gia hạn “thêm 2 năm nữa”.

Cũng chính những người Công giáo này nhấn mạnh rằng phản ứng của ông Triệu Lập Kiên là rất tích cực khi xem xét thỏa thuận được “thực hiện thành công” như thế nào: trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành việc đóng cửa nhà thờ, phá dỡ Thánh giá, trục xuất các Linh mục, sự ngột ngạt của các cộng đồng không chính thức, lệnh cấm việc giáo dục tôn giáo cho trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, tất cả đều không có bất kỳ phản ứng nào từ Vatican, ngoại trừ phản ứng của Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen) Địa phận Hồng Kông và Đức Hồng y Charles Bo Địa phận Yangon, đã bị bỏ qua phần lớn. Đối với năm Giám mục được công nhận, được coi là “thành quả tích cực của thỏa thuận”, một số chuyên gia đã bày tỏ bản chất mơ hồ của “thành quả” này.

Chính các blogger này cũng đã chỉ ra rằng vì Trung Quốc hiện đang là mục tiêu của sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Úc, các quốc gia Đông Nam Á, cho nên họ đang muốn giành lấy ít nhất một chiến thắng ngoại giao, chẳng hạn như duy trì quan hệ với Vatican. Vì tất cả những điều này, họ nhận thấy trước rằng việc Trung Quốc gia hạn thỏa thuận như là một kết quả có thể dự đoán được trước; quả nhiên, thậm chí có thể có sự mở rộng quan hệ.

Thực tế vẫn là những lời nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã được huấn luyện theo phong cách ngoại giao tỉnh táo, không dám ám chỉ một tiếng “có” rõ ràng. Lý do là có một thành phần cực đoan – liên kết với Mặt trận Thống nhất – trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng vốn hoàn toàn phản đối bất kỳ thỏa thuận nào. Thành phần này lo ngại rằng mối quan hệ nồng ấm hơn với Vatican có thể dẫn đến việc Vatican tìm kiếm những bảo đảm vững chắc hơn về tự do tôn giáo theo thời gian. Trong nhiều năm, Ủy ban về các vấn đề tôn giáo và hiện tại là Mặt trận Thống nhất đã đấu tranh để xóa bỏ mọi ràng buộc giữa Giáo hội Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ.

Một điểm lưu ý khác là việc đề cập đến lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc tại cuộc họp báo của ông Triệu Lập Kiên. Trả lời một câu hỏi, ông khẳng định rằng Trung Quốc cùng với các quốc gia khác “phải ủng hộ chủ nghĩa đa phương, bảo vệ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, bảo vệ hệ thống quốc tế lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm và trật tự quốc tế được củng cố bởi luật pháp quốc tế”. Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị của các cộng đồng tôn giáo độc lập với nhà nước: Đó chính là điều mà Trung Quốc không thực hiện.

Minh Tuệ (theo Asian News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết