Amoris Laetitia mang “đặc trưng” Dòng Tên

Đó là nhận định của Linh mục Antonio Spadaro – Tổng biên tập Tạp chí Civilta Cattolica, thuộc Dòng Tên – khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn ZENIT về độ nóng của Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris Laetitia mới ban hành.

Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro - Tổng biên tập Tạp chí Civilta Cattolica

Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro – Tổng biên tập Tạp chí Civilta Cattolica

Theo cha Spadaro, tuy không có một sự thay đổi nào về mặt giáo lý, nhưng lại có một sự tiến hoá trong hiểu biết về Tin Mừng để hiểu về chính bản thân giáo lý. Cha xác định trong văn kiện của Đức Giáo hoàng Phanxicô có một cách tiếp cận “đặc trưng” Dòng Tên, vốn đặt mọi sự trước một mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa của mọi cá nhân người tin, với tất cả tiến trình biện phân xuất phát từ mối quan hệ ấy.

Cha Spadaro cũng cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa Amoris Laetitia và Famililiaris Consortio của Đức Wojtyla và các văn kiện giáo huấn trước đây. Điều đó cho thấy có một “sự tiếp nối” giữa các văn kiện này thế nào, nhưng với thời gian, cũng có một sự tiến triển về tư tưởng trong sự hiểu biết về hoàn cảnh con người.

ZENIT: Thưa Cha Spadaro, trong Tông Huấn mới ra mắt gần đây, Đức Giáo hoàng khẳng định rất nhiều về “sự biện phân” và về “lương tâm” – đây là hai khái niệm rất gần gũi với các Ngài, các anh em Dòng Tên?

Cha Spadaro: Dĩ nhiên rồi. Văn kiện này đặt trọng tâm vào hai khái niệm nền tảng: chân lý của Tin Mừng và lương tâm con người, hiểu chúng không phải là đối nghịch nhau mà trong sự kết nối sâu sa. Sự biện phân thực ra là thế này: khám phá, cách cụ thể chứ không phải là trừu tượng, điều gì Thiên Chúa muốn cho cuộc sống của tôi, với tất cả mọi khả năng và khó khăn cuả tôi. Có những lương tâm biết cách hoàn hảo về ý tưởng tin mừng là gì nhưng, đồng thời, vì những giới hạn của riêng họ, đã gặp thời gian khó khăn để áp dụng những ý tưởng đó. Do đó, thật cần thiết để hiểu điều Thiên Chúa muốn trong hoàn cảnh ấy và cũng đánh giá những bước nhỏ mà người ấy thực hiện.

ZENIT: Do đó, có phải điều đã được nói là đúng, rằng cách tiếp cận mục vụ thay đổi chứ không phải là Giáo Lý?

Cha Spadaro: Điều đó tuỳ thuộc vào điều mà chúng ta hiểu như là Giáo Lý. Giáo Lý không phải là một tảng đá rơi từ trên Trời xuống và vẫn cứ bất động mãi mãi. Chắc chắn có một sự tiến hoá về các tiếp cận mục vụ nhưng, đồng thời, cũng có một sự tiến hoá trong sự hiểu về Tin Mừng. Các nguyên tắc tin mừng vẫn còn nguyên vẹn cách hoàn hảo. Tin Mừng không được hiểu như là một tảng đá mà như là một tấm bánh mang lại dinh dưỡng. Đồng thời, có một sự tiến hoá về Giáo Lý. Có quá nhiều trường hợp trong lịch sử của Giáo Hội mà trong đó các nguyên tắc vẫn còn vững bền nhưng việc hiểu về các nguyên tắc đã dẫn đến một sự biến đổi về giáo lý: chúng ta hãy nghĩ về sự tự do tôn giáo, về nô lệ, về án tử, về việc tôn trọng các tôn giáo khác, về ơn cứu độ, về sự cần thiết về phía Giáo Hội Công Giáo. Do đó, văn kiện này là một phần của tiến trình quan trọng ấy của hành trình của Giáo Hội trong lịch sử và của một sự tiến hoá trong việc hiểu về Tin Mừng.

20160412-Bai-TongHuanAmorisLaetitia_Anh2ZENIT: Cha đã nói về “ơn cứu độ”. Cha có nghĩ về phía Đức Giáo Hoàng về các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng có một sự chú ý được đổi mới về chủ đề phúc lợi của các linh hồn không?

Cha Spadaro: Có, hoàn toàn. Ở cấp độ chung, thì yếu tố dường như đối với tôi đang xuất hiện mạnh mẽ hơn từ Tông Huấn này là sự hiểu biết mang tính mục vụ về Giáo Lý, mà qua đó Giáo Lý sẽ không có ý nghĩa nếu nó không hướng đến salus animarum phần rỗi linh hồn điều mà khoản sau cùng của Bộ Giáo Luật đề cập đến. Việc cứu độ các linh hồn phải là tham chiếu tuyệt đối và không thể vô tình.

ZENIT: Tuy nhiên, cảm nhận chung là Tông Huấn này thực ra không đặt một tảng đá nắp mồ vào cuộc tranh luận về gia đình ngày nay. Ngài cũng đồng ý với ý kiến này chứ?

Cha Spadaro: Tuyệt đối rõ ràng là Tông Huấn này không đặt các tảng đá trên bất kỳ điều gì. Chúng ta đang đứng trước một văn kiện trong hành trình mà Giáo Hội đang thực hiện, như Tông Huấn Familiaris Consortio đã từng vào thời của Thánh Gioan Phaolô II, hoặc Sacramentum Caritatis của Đức Benedict XVI. Những tông huấn này là những giai đoạn của một hành trình tạo ra một cuộc tranh luận và một sự so sánh và sự chắc chắn này cũng là thời khắc chính yếu và quan trọng.

ZENIT: Đâu là những điểm giống và khác nhau được đặt ra giữa Familiaris Consortio và Amoris Laetitia?

Cha Spadaro: Cả hai đều có một chiều kích của sự liên tục và một chiều kích – không quá nhiều về sự không liên tục mà là – về sự tiến hoá bên trong một tư tưởng. Được đưa vào suy xét là cách mà, trong Tông Huấn Familiaris Consortio, Thánh Gioan Phaolô II nói về việc cấm Hiệp Lễ đối với người ly hôn và tái hôn, như là một qui định chung, có giá trị cho tất cả mọi người, tuy nhiên có ngoại lệ, đối với hững người đang sống một đời sống gia đình bình thường nhưng tách ra khỏi các mối quan hệ tình dục. Do đó, Ngài đưa ra một điều kiện vốn không ở cùng cấp độ với qui định chung. Thực ra, Đức Wojtyla khẳng định rằng, trong một số trường hợp, những người đã ly hôn và tái hôn phải tiếp tục sống cùng nhau vì phần ích của con cái. Về phần mình, Đức Benedict XVI diễn tả một sự khích lệ để sống hoàn cảnh này.

Tông Huấn Amoris Laetitia khẳng định cách thiết yếu rằng tất cả mọi trường hợp đều không thể bị khép kín trong một qui luật chung có giá trị cho hết mọi người. Do đó, sự biện phân về điều mà chúng ta đã nói trước đây: có một sự liên tục nhưng, đã diễn ra với Familiaris Consortio, Amoris Laetitia cũng tiến đến một chiều kích sâu hơn về hoàn cảnh con người.

Hoà Bình (Theo ZENIT)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết