TÔNG HUẤN "AMORIS LAETITIA" (các số 1 - 11)

TÔNG HUẤN HẬU THƯỢNG HỘI ĐỒNG

AMORIS LAETITIA

Của Đức Thánh Cha Phanxicô

Gửi các giám mục, linh mục và phó tế

Những người được thánh hiến

Các cặp vợ chồng Kitô giáo và mọi Kitô hữu giáo dân

Về niềm vui của tình yêu

 

  1. Niềm vui của tình yêu được các gia đình cảm nghiệm. Đây cũng là niềm vui của Hội thánh. Như các Nghị phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận, vì tất cả các dấu chỉ của cuộc khủng hoảng trong thể chế hôn nhân, nhưng “ước muốn kết hôn và tạo lập gia đình vẫn còn mạnh mẽ, nhất là nơi người trẻ, và đây là một sự hưng phấn cho Hội thánh”[1]. Như một đáp trả cho ước vọng đó, “việc công bố của Kitô giáo về gia đình quả là một tin mừng đich thật”[2]

  1. Tiến trình của Thượng Hội Đồng cho phép một cuộc khảo sát về hoàn cảnh của các gia đình trong thế giới hôm nay, và như thế cũng cho phép một cái nhìn rộng lớn hơn và một ý thức mới về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Sự phức tạp của những vấn đề nẩy sinh cho thấy nhu cầu cần phải tiếp tục bàn bạc công khai về một số vấn đề về đạo lý, luân lý, linh đạo và mục vụ. Suy tư của các thần học gia và các mục tử, nếu trung thành với Hội thánh, chân thành, thực tế và sáng tạo, sẽ giúp ta đạt được một sự sáng tỏ hơn. Các cuộc thảo luận được xúc tiến trên các phương tiện truyền thông, trong một số báo chí và ngay cả nơi một số các thừa tác viên của Hội thánh sẽ nằm trong phạm vi từ ước vọng thái quá muốn có một sự thay đổi toàn diện mà chưa suy nghĩ đủ và không có nền tảng tới một thái độ sẽ giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các qui luật chung hay đưa ra những kết luận phi lý từ những cân nhắc thần học đặc biệt.
  2. Vì “thời gian quan trọng hơn không gian”, nên tôi muốn nói rõ ngay rằng không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề đạo lý, luân lý và mục vụ đều cần phải được giải quyết nhờ những can thiệp của Huấn Quyền. Sự hợp nhất giữa giáo huấn và thực hành chắc chắn là điều cần thiết trong Hội thánh, nhưng sự hợp nhất ấy vẫn không ngăn cản các cách thức giải thích khác nhau về một số khía cạnh của giáo huấn ấy hay rút ra một số hệ quả từ giáo huấn ấy. Đây bao giờ cũng là dịp để Thần khí dẫn đưa ta tới sự thật vẹn toàn (x. Ga 16, 13), cho tới khi Ngài đưa ta vào trong mầu nhiệm Đức Kitô cách trọn vẹn và làm ta có thể thấy được mọi sự như Ngài. Hơn nữa, mỗi quôc gia hay mỗi vùng đều có thể tìm ra những giải pháp tốt hơn thích hợp với nền văn hóa và nhạy bén với các truyền thống của mình và các nhu cầu của địa phương. Vì “thật ra các nền văn hóa đều đa dạng và mọi nguyên tắc chung… đều cần phải được hội nhập văn hóa, nếu đó là nền văn hóa ta phải tôn trọng và áp dụng”[3].
  3. Tôi cũng phải nói rằng tiến trình của Thượng Hội Đồng chứng tỏ vừa ấn tượng lại vừa rất khai sáng. Tôi rất biết ơn vì nhiều đóng góp đã giúp tôi đánh giá cách đầy đủ hơn những vấn đề các gia đình trên toàn thế giới đang phải đương đầu. Các can thiệp khác nhau của các Nghị phụ Thượng Hội Đồng, mà tôi để ý rất kỹ, đã tạo nên một viên ngọc quí đa diện phản ánh nhiều bận tâm hợp pháp và những vấn đề chân thực. Vì lý do đó, tôi nghĩ, chuẩn bị cho một Tông Huấn hậu thượng hội đồng để thu thập những đóng góp của hậu thượng Hội Đồng vừa qua về gia đình là điều rất thích đáng, trong khi vẫn đưa thêm những cân nhắc khác như một trợ giúp cho việc suy tư, đối thoại và thực hành mục vụ và như một trợ giúp và khích lệ các gia đình trong những trách nhiệm và thách thức hằng ngày của họ.
  4. Tông huấn này phù hợp cách riêng trong Năm Thánh Lòng Xót Thương. Trước hết, vì tông huấn này mời các gia đình Kitô giáo trân trọng các ân ban của hôn nhân và gia đình, và bền đỗ trong một tình yêu được củng cố bằng các nhân đức quảng đại, dấn thân, trung thành và nhẫn nại. Hai là, vì tông huấn này tìm cách khuyến khích mọi người trở thành dấu chỉ của lòng thương xót và của sự gần gũi ở bất cứ nơi đâu đời sống gia đình vẫn còn bất toàn hay thiếu bình an và niềm vui.
  5. Tôi sẽ bắt đầu bằng một chương được Kinh thánh gợi hứng, để tạo tiếng nói riêng. Sau đó, tôi sẽ xem xét hoàn cảnh đích thật của các gia đình, để xây dựng cách vững chắc trên thực tế. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại môt số những khía cạnh chủ yếu của giáo huấn Hội thánh về hôn nhân và gia đình, để mở đường cho hai chương chính nói về tình yêu. Rồi tôi sẽ nhấn mạnh đến một vài phương pháp mục vụ có thể hướng dẫn ta trong việc xây dựng gia đình lành mạnh và có kết quả theo kế hoạch của Thiên Chúa, và dành trọn một chương cho việc nuôi dạy con cái. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời đến với lòng xót thương và việc phân định mục vụ về những hoàn cảnh thiếu hẳn những gì Chúa đòi ta và kết luận bằng một cuộc thảo luận ngắn về linh đạo gia đình.
  6. Dựa vào những hoa trái phong phú của tiến trình Thượng Hội Đồng hai năm một lần, Tông huấn này, bằng những cách thức khác nhau, sẽ bàn về hàng loạt những vấn đề khác nhau. Đó là lý do vì sao Tông huấn này lại dài thế. Do đó, tôi không khuyên đọc lướt qua bản văn này. Đối với chính các gia đình và với những người tham gia việc tông đồ cho các gia đình, nếu kiên trì đọc thật kỹ từng phần và để ý đến những phần liên quan tới nhu cầu đặc biệt của mình, họ sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất. Rất có thể các cặp vợ chồng sẽ để ý hơn tới chương Bốn và Năm, và các thừa tác viên lo việc mục vụ lại để ý tới chương Sáu, trong khi mọi người lại thấy bị chương Tám thách thức chẳng hạn. Tôi hy vọng rằng khi đọc bản văn này, mọi người sẽ cảm thấy được mời gọi yêu thương và ấp ủ cuộc sống gia đình, vì “gia đình không phải là đối với; nhưng trươc hết và trên hết, gia đình là một cơ hội”[4]

 

CHƯƠNG MỘT

TRONG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

  1. Kinh thánh ắp đầy những câu chuyện về gia đình, sinh sản và yêu thương và những cuộc khủng hoảng gia đình. Đúng thế thật, ngay từ những trang đầu của Kinh thánh, với sự xuất hiện của Adam và gia đình Eva với tất cả những gánh nặng của bạo lực nhưng cũng với sức mạnh lâu dài của nó (x. St 4) cho tới những trang cuối cùng, chỗ ta thấy lễ cưới của Tân Nương và Chiên Con (Kh 21, 2, 9). Việc Chúa Giêsu mô tả hai ngôi nhà, một được xây trên đá và một được xây trên cát (x. Mt 7, 24 – 27) tượng trưng cho một số hoàn cảnh gia đình được hình thành do việc sử dụng tự do của các thành viên của các gia đình ấy, vì, như một thi sĩ kia đã viết: “mỗi nhà là một ngọn đén sáng”[5]. Bây giờ ta hãy bước vào một trong những ngôi nhà ấy, bằng cách để cho tác giả Thánh Vịnh hướng dẫn với bài ca mà ngay cả hôm nay vẫn vọng vang trong cả phụng vụ của người Do thái lẫn Kitô giáo :

“Phúc thay bạn nào kính sợ Chúa và bước đi trong đường lối Ngài!

Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng

Bạn quả là lắm phúc nhiều may

Hiền thê bạn trong cửa trong nhà

Khác nào cây nho đầy hoa trái;

và bầy con tựa cây ô liu mơn mởn

xúm xít tại bàn ăn.

Đó chinh là phúc lộc

Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài.

Xin Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ân phúc

Bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh,

được sống lâu bên đàn con cháu

Nguyện chúc Israel vui hưởng thái bình” (Tv 128, 1 – 6).

Bạn và Hiền thê bạn

  1. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà yên tĩnh này, gia đình đang quây quần bên bàn tiệc ngày lễ. Ta thấy cha mẹ ngồi giữa, một cặp đôi với chuyện tình riêng. Họ thể hiện kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa mà chính Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ: “Các ông không đọc thấy rằng ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ là nam là nữ đó sao?” (Mt 19, 4). Ta nghe được một âm vang về lệnh truyền trong sách Sáng thế: “Bởi thế, ngưới đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mà luyến ái với vợ mình, và họ sẽ thành một xương, một thịt” (St 2, 24).

  2. Những chương đầu trang trọng này của sách Sáng thế cho thấy vợ chồng nhân loại trong thực tại sâu thẳm nhất của họ. Những trang đầu tiên của Kinh thánh ấy đưa ra một số tuyên bố rõ ràng. Tuyên bố đầu tiên, như Chúa Giêsu diễn giải, chính là “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài, Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ; Thiên Chúa đã tạo nên họ là nam và nữ” ( 1, 27). Điều gây ấn tượng là “hình ảnh Thiên Chúa” ở đây ám chỉ tới cặp đôi, “nam và nữ”. Điều này chẳng muốn nói giới tính là sở hữu của chính Thiên Chúa sao, hay chẳng muốn nói rằng Thiên Chúa có một người nữ là bạn đồng hành, như một số tôn giáo xưa đã khẳng định sao? Cách tự nhiên, câu trả lời đương nhiên là không. Ta biết Kinh thánh đã công khai loại bỏ những niềm tin ấy, tìm được nơi dân Canaan trong Đất Thánh ra sao, coi đó là tôn thờ ngẫu tượng. Ta phải gìn giữ sự siêu việt của Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng là Tạo Hóa, sự phong nhiêu của vợ chồng nhân loại chính là “hình ảnh” sống động và hiệu quả, là một dấu chỉ hữu hình của hành vi sáng tạo của Thiên Chúa.

  3. Vợ chồng yêu thương và sinh ra sự sống chính là hình ảnh đích thật và sống động – không phải là ngẫu tượng như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng mà Thập giới cấm – có khả năng mặc khải ra Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa và Cứu độ. Vì lý do này, tình yêu phong nhiêu trở thành biểu tượng của sự sống nội tại của chính Thiên Chúa (x. St 1, 28; 9, 7; 17, 2 – 5, 16; 28, 3; 35, 11; 48, 3 – 4). Đây là lý do vì sao trình thuật Sáng thế, theo “truyền thống tư tế”, được đan dệt với nhiều trình thuật thuộc hệ gia phả (x. 4, 17 – 22, 25 – 26; 10; 11, 10 – 32; 25, 1 – 4, 12 – 17, 19 – 26; 36). Khả năng sinh ra sự sống của vợ chồng con người là con đường duy nhất, trên con đường đó lịch sử cứu độ sẽ phát triển. Nhìn theo cách này, mối tương quan đem lại kết quả của vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong ánh mắt của Kitô giáo về Chúa Ba ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngắm với tư cách là Cha, Con và Thánh Thần tình yêu. Thiên Chúa Ba ngôi là sự hiệp thông của tình yêu, và gia đình chính là phản ảnh sống động của sự hiệp thông ấy. Thánh Gioan Phaolô II đã soi sáng cho điều này khi nói: “Thiên Chúa chúng ta trong mầu nhiệm thẳm sâu nhất của Ngài không phải là một sự đơn độc, mà là một gia đình, vì Ngài luôn có nơi mình cương vị của người cha, cương vị của người con và bản chất của một gia đình duy nhất, là tình yêu. Tình yêu ấy, một tình yêu ở trong gia đình Thiên Chúa, chính là Chúa Thánh Thần”[6]. Như thế gia đình ấy không phải là không liên hệ với chính hữu thể Thiên Chúa[7]. Chiều kích Ba ngôi này tìm được cách diễn tả trong thần học của thánh Phaolô, là người đã liên kết vợ chồng với “mầu nhiệm” sự hiệp thông giữa Đức Kitô và Hội thánh.

(còn tiếp)

Linh mục Đaminh Nguyễn Đức Thông, C.Ss.R. chuyển ngữ

[1] Cuộc họp chung thường niên lần thứ mười bốn của Thượng Hội Đồng giám mục, Relatio Finalis (24.10.2015), 3.

[2] Third exTraordinary GeneraL assembLy of The synod of bishops, Relatio Synodi (18 October 2014), 2.

[3] Concluding Address of the Fourteenth Ordinary General Assembly of the Synod of Bishops (24 October 2015): L’Osservatore Romano, 26-27 October 2015, p. 13; cf. ponTificaL bibLicaL commission, Fede e cultura alla luce della Bibbia. Atti della sessione plenaria 1979 della Pontificia Commissione Biblica, Turin, 1981; second vaTican ecumenicaL counciL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 44; John pauL II, Encyclical Letter Redemptoris Missio (7 December 1990), 52: AAS 83 (1991), 300; Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 69, 117: AAS 105 (2013), 1049, 1068-69.

[4] Address at the Meeting of Families in Santiago de Cuba (22 September 2015): L’Osservatore Romano, 24 September 2015,

[5] JorGe Luis borGes, Calle Desconocida”, in Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires, 2011, 23.

[6] Homily at the Eucharistic Celebration in Puebla de los Ángeles (28 January 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.

[7] Cf. ibid.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube