“Xin hãy làm một Do-Cat”

Tôi ưc mơ có đưc mt triu ngưi tr Kitô hu, hoc thm chí còn nhiu hơn na, c mt thế h nhng ngưi đương thi cùng ‘đi b, nói chuyn hc thuyết xã hi’. Không gì khác s thay đi thế gii mà là nhng con ngưi cùng vi Chúa Giêsu dn thân cho thế gii, cùng vi Ngài đến vi nhng ngưi sng bên l xã hi và gia lm lem ca cuc đi” – Đc Giáo hoàng Phanxicô (trong Li nói đu chưa phát hành ca DOCAT)

Để khởi động một phong trào toàn cầu thu hút những người trẻ học hỏi Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chia sẻ một ứng dụng mới miễn phí cho người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Krakow, Ba Lan. Đó là ứng dụng được mệnh danh là DOCAT.

DOCAT – bản văn chính thức về Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo dành cho người trẻ – sẽ được chính thức phát hành trong  Đại hội Giới trẻ Thế giới 2016.

Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn tặng ứng dụng DOCAT cho những người hành hương vì ngài muốn họ thay đổi bộ mặt thế giới bằng Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo. Ngài đang tìm 1 triệu người trẻ trên toàn thế giới cam kết với ngài là sẽ nắm vững và thực hành Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo.

DOCAT là gì?

DOCAT cấu thành từ hai từ DO và CAT.

DO là to do, làm.

CAT là Catechism, Giáo lý.

Tại sao lại có phiên bản mới của một cuốn sách về học thuyết xã hội?

Christian Lermer, Giám đốc Điều hành Youcat Foundation nói rằng ông và những cộng sự  muốn tạo ra một cái gì đó sẽ “làm cho giáo huấn của Giáo Hội dễ đọc và hấp dẫn, mà không thay đổi nội dung”.

Như ta đã biết, YOUCAT (Youth Catechism) được phân phối đầu tiên tại Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid vào năm 2011 như một phương cách để giúp mở rộng kinh nghiệm và hiểu biết về đức tin tại quê nhà của những người trẻ hành hương.

Bernhard Meuser, người sáng lập Youcat Foundation, cho biết sau khi xuất bản YOUCAT, có rất nhiều email từ những người trẻ Hoa Kỳ gửi đến nói rằng: “Bây giờ chúng tôi biết đức tin của chúng tôi là gì. Chúng tôi làm gì đây? Xin hãy làm một Do-Cat! (Please, do a Do-Cat)”

Với những ai yêu thích YOUCAT, họ cũng sẽ yêu thích DOCAT vì  DOCAT là giáo huấn xã hội chính thức của Giáo hội Công giáo theo phong cách YOUCAT. DOCAT là công cụ tốt nhất cho những ai muốn hiểu giáo huấn xã hội một cách dễ dàng và nhanh chóng, hoặc cần phải dạy người khác về giáo huấn xã hội. Các chuyên gia nổi tiếng về giáo huấn xã hội cộng tác với những người trẻ tuổi soạn thảo DOCAT, dưới sự hướng dẫn của Hồng Y Reinhard Marx và Hồng y Christoph Schönborn. Kết quả là sự ra đời một quyển cẩm nang hành động Kitô giáo có sự tán thành chính thức của Giáo hội Công giáo.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội bắt rễ sâu trong tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một công cụ để biến đổi thế giới. Những người thực hiện dự án DOCAT cho rằng nếu những người trẻ được truyền cảm hứng để tạo ra một phong trào học hỏi và thực hành giáo huấn xã hội của Giáo Hội, họ có thể thay đổi bộ mặt của thế giới.

Nội dung DOCAT

DOCAT bật mí điều được mệnh danh là “bí mật được giữ kỹ nhất” của Giáo hội.

DOCAT giúp người trẻ nắm vững và sống Giáo huấn Xã hội Công giáo.

DOCAT nối tiếp quyển Giáo lý Giới Trẻ YOUCAT, được biên soạn dựa trên sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Dựa trên Kinh Thánh, YOUCAT, Giáo lý Công giáo và quyển Tóm lược Giáo huấn Xã hội Công giáo, DOCAT chỉ cho những người trẻ cách làm thế nào để xây dựng một “nền văn minh tình yêu”.

DOCAT có những đặc điểm sau:

+ Được biên soạn theo kiểu Hỏi & Đáp YOUCAT, đề cập những câu hỏi hóc búa về công bằng xã hội và các vấn đề có liên quan.

+ Trích dẫn những lời đầy cảm hứng từ những vị như Thánh Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa, Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hoàng Bênêđictô.

+ Được biên soạn với sự trợ giúp của các nhà lãnh đạo Giáo hội, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà hoạt động xã hội và những người trẻ.

+ Hướng dẫn những người trẻ đào luyện lương tâm và hành động theo Kitô giáo về những vấn đề xã hội và chính trị.

Sách gồm lời giới thiệu của Đức giáo hoàng Phanxicô và 12 chương, 328 câu hỏi đáp. Nội dung như sau:

Lời giới thiệu của Đức Thánh Cha Phanxicô

Kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa: Tình yêu (Câu hỏi 1-21)

+ Tại sao chúng ta không hiểu Thiên Chúa nếu chúng ta không biết Ngài là tình yêu?

+ Tại sao chúng ta cần một “nền văn minh tình yêu”, và làm thế nào chúng ta có thể thay đổi thế giới bằng tình yêu?

Cùng nhau chúng ta làm nên sức mạnh: Sứ mạng xã hội của Giáo Hội (Câu hỏi 22-46)

+ Tại sao không ai thực sự có thể là một Kitô hữu nếu không mang tính xã hội?

+ Tại sao Giáo hội không phải là một cứu cánh trong chính mình?

+ Tại sao Giáo hội cổ vũ công lý cho tất cả mọi người?

Độc đáo và có giá trị vô hạn: Con người (Câu hỏi 47-83)

+ Tại sao con người không có giá trị tiền tệ nhưng có một phẩm giá được phú bẩm ngay từ lúc mới sinh?

+ Tại sao nhân quyền có nền tảng tốt trong đức tin cũng như trong lý trí?

+ Tại sao chỉ một mình Thiên Chúa mới bảo vệ con người khỏi rơi vào vòng tay cương tỏa của nhau?

Công ích, nhân vị, liên đới, bổ trợ: Các nguyên tắc giáo huấn xã hội của Giáo hội (Câu hỏi 84-111)

+ Tại sao chúng ta nói về bốn nguyên tắc chính của học thuyết xã hội?

+ Các nguyên tắc đó được biện minh về mặt luân lý và được thực hiện thế nào?

+ Tại sao các nguyên tắc thích hợp một cách đặc biệt để phân tích và cải thiện các điều kiện xã hội?

Nền tảng của xã hội: Gia đình (Câu hỏi 112-133)

+ Tại sao gia đình là tế bào mầm của xã hội, gia đình hoàn thành những gì cho xã hội?

+ Tại sao lối sống gia đình bị phơi mình trước các nguy hiểm (và không chỉ ngày hôm nay), và tại sao lối sống này phải được bảo vệ một cách đặc biệt?

Nghề nghiệp và ơn gọi: Lao động của con người (Câu hỏi 134-157)

+ Tại sao lao động không phải là một lời chúc dữ mà là một biểu hiện con người tự thể hiện chính bản thân mình?

+ Tại sao lao động khiến cho chúng ta trở thành những cộng sự của Thiên Chúa?

+ Tại sao lao động là vì con người chứ không phải con người vì lao động?

Phúc lợi và công bằng cho tất cả mọi người: Đời sống kinh tế (Câu hỏi 158-194)

+ Tại sao đời sống kinh tế có luật lệ riêng của nó?

+ Tại sao hoạt động kinh tế chỉ công bằng cho con người khi tất cả những ai có liên quan đều thu hoạch lợi ích từ đó?

+ Tại sao thị trường cũng có những giới hạn và làm thế nào đáp ứng tình trạng toàn cầu hóa?

Quyền lực và luân lý: Cộng đồng chính trị (Câu hỏi 195-228)

+ Tại sao chính trị cần có các nền tảng, tính hợp pháp, và một khung đạo đức để trở nên nhân đạo và hữu ích?

+ Tại sao các Kitô hữu không thể đứng ngoài chính trị?

+ Tại sao các Kitô hữu đứng lên vì tự do và công lý cho tất cả?

+ Tại sao làm người công dân tốt là vì lợi ích tốt nhất của các Kitô hữu?

Một thế giới, một nhân loại: Cộng đồng quốc tế (Câu hỏi 229-255)

+ Tại sao các Kitô hữu phải đáp ứng bằng các phương pháp mới đối với một thế giới đang thay đổi triệt để?

+ Tại sao Giáo hội ưu tiên lựa chọn người nghèo và làm thế nào tổ chức tình liên đới và công cuộc hợp tác toàn cầu?

Bảo vệ thế giới tạo thành: Môi trường (Câu hỏi 256-269)

+ Tại sao Kitô hữu có một mối quan hệ đặc biệt với thiên nhiên và môi trường?

+ Tại sao chúng ta phải làm một điều gì đó bây giờ để bảo vệ môi trường và phải tìm cách sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên?

Sống trong tự do không bạo lực: Hòa bình (Câu hỏi 270-304)

+ Tại sao chúng ta cần Thiên Chúa để đạt đến một nền hòa bình lâu dài, cơ bản?

+ Tại sao Giáo hội phải là một người tác tạo hòa bình và Giáo Hội có thể đóng góp gì vào việc xuống thang xung đột?

+ Tại sao chủ trương hòa bình bằng mọi giá không giải quyết được xung đột và khi nào có thể tiến hành chiến tranh như là phương sách cuối cùng?

Dấn thân cá nhân và dấn thân xã hội: Tình yêu trong hành động (Câu hỏi 305-328)

+ Tại sao các Kitô hữu phải tham gia và nơi họ cần tham gia: trong Giáo Hội, trong xã hội, trong các nhu cầu xã hội và các xung đột xã hội, trong các đảng phái và các hiệp hội?

+ Tại sao các Kitô hữu có một cái gì đó để hiến tặng các người đương thời mà không phải ai khác?

Giấc mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô

 Thực ra DOCAT chính là giấc mơ của Đức Phanxicô. Ngài mơ một cuộc cách mạng xã hội: cách mạng công lý và hòa bình. Ngài mơ có những người trẻ có khả năng cùng nhau xây dựng lại, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Ngài rất đau lòng trước thực trạng người trẻ sống trong một thế giới bị tàn phá bởi hai ý thức hệ lớn: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản.

Đứng trước hiện trạng đó, cần làm gì? Làm thế nào thay đổi thế giới? Về những gì cần làm có thể đọc trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội. DOCAT là bản giáo huấn xã hội dành cho những người trẻ. Đây là công cụ để xây dựng nền văn minh tình yêu, thực hiện cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng công lý và hòa bình. Đức Thánh Cha nói: “Trong thời đại này, người Kitô hữu nào không phải là một nhà cách mạng thì không phải là một Kitô hữu.”

Như đã trích dẫn từ Lời nói đầu của DOCAT, ngài mong có 1 triệu người trẻ sẽ học hỏi và thực hành giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Những người trẻ, hãy tạo ra phong trào canh tân xã hội, hãy là đối tác của Đức Phanxicô trong công cuộc hướng đến một xã hội văn minh và tràn đầy tình yêu.

Thuận Kiệt

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết