Viên chức Vatican kêu gọi việc trợ giúp các Kitô hữu Trung Đông vào Thứ Sáu Tuần Thánh

ROME – Các Kitô hữu tại Trung Đông, đặc biệt là những người đã bị buộc phải rời khỏi quê hương xứ sở của mình bởi bạo lực và khủng bố, rất cần đến sự hỗ trợ của Giáo hội Công giáo, một quan chức Vatican cho biết.

“Chúng ta hãy biểu lộ cho họ thấy một cách cụ thể sự gần gũi của chúng ta, thông qua những lời cầu nguyện liên lỉ cũng như thông qua sự trợ giúp về tài chính của chúng ta”, Đức Hồng y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, cho biết.

Sự hỗ trợ này đặc biệt quan trọng hiện nay khi mà khu vực Ninevah Plain tại Iraq đã được giải phóng khỏi Nhà nước Hồi giáo và “phần lớn các Kitô hữu và người dân Iraq đang muốn trở về quê hương của họ, nơi mà tất cả nhà cửa của họ đều đã bị phá hủy, các trường học, bệnh viện và nhà thờ đã bị tàn phá. Chúng ta đừng bỏ mặc họ lẻ loi một mình”, ĐHY Sandri cho biết trong một lá thư gửi đến các Giám mục trên toàn thế giới.

20171227T1026-0890-CNS-MIDEAST-PATRIARCHS-CHRISTMAS_800-690x450

Các Kitô hữu ở Baghdad, Iracô, ăm mừng Giáng sinh sau Thánh lễ

Vatican đã công bố bản copy nội dung bức thư hôm 12 tháng 3 vừa qua.

Trong bức thư, ĐHY Sandri đã kêu gọi các tín hữu Công giáo khắp thế giới gửi phần quyên góp hàng năm cho Đất Thánh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hoặc vào ngày đã được các Hội đồng Giám mục địa phương ấn định. Việc quyên góp đã được thiết lập vào năm 1618 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô V để hỗ trợ cho các Giáo hội Đông phương hiệp thông với Rôma và duy trì các Thánh tích dưới sự chăm sóc của Giáo hội Công giáo ở Đất Thánh.

ĐHY Sandri đã viết rằng công việc quyên góp truyền thống là một cách thức để tất cả mọi tín hữu Công giáo trên toàn thế giới “nên một với các anh em của chúng ta tại Đất Thánh và Trung Đông”.

“Thật không may, từ những vùng lãnh thổ này, tiếng kêu gào của hàng ngàn người bị tước đoạt tất cả mọi thứ, thậm chí là phẩm giá con người của họ, vẫn tiếp tục chạm đến chúng ta, đánh động tâm hồn chúng ta và mời gọi chúng ta ôm lấy họ qua đức tin Kitô giáo, nguồn mạch của niệm hy vọng”, ĐHY Sandri nói.

Phần lớn số ngân quỹ này sẽ được chuyển đến Văn phòng Quản trị Đất Thánh, một phạm vi hoạt động tự chủ động về mặt hành chính của Dòng Phanxicô, vốn chịu trách nhiệm đối với hầu hết các đền thờ liên quan đến cuộc đời của Chúa Giêsu cũng như đối với việc cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho các Kitô hữu trong khu vực: Điều hành các trường học, phát triển nhà ở giá rẻ, vận hành các cơ sở từ thiện và đào tạo các linh mục và tu sĩ tương lai.

Hội Dòng sử dụng số kinh phí còn lại cho việc đào tạo và hỗ trợ các chủng sinh, linh mục và tu sĩ, và để giúp trang trải chi phí giáo dục cho các sinh viên trẻ.

Bức thư cho biết rằng Hội Dòng cũng đã tăng số tiền cung cấp việc giáo dục cho hàng ngàn thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học từ Syria và Iraq đang định cư tại Đất Thánh.

“Chúng ta không thể bỏ quên hàng ngàn gia đình đã thoát khỏi cảnh bạo lực của cuộc chiến tranh ở Syria và Iraq, trong đó có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên, phần lớn trong số họ đang trong độ tuổi đi học, những người đã kêu gọi tinh thần quảng đại của chúng ta để có thể tiếp tục công việc học vấn của họ và có thể mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn”, bức thư cho biết.

“Chúng ta những hy vọng rằng các trường học sẽ là nơi gặp gỡ của các Kitô hữu và người Hồi giáo, nơi mà họ chuẩn bị cho một tương lai của việc tôn trọng lẫn nhau và cùng cộng tác với nhau; các bệnh viện và phòng khám, những ngôi nhà và các trung tâm hội họp tiếp tục hoan nghênh những người đau khổ và những người cần được giúp đỡ, những người tị nạn và những người bị buộc phải di tản, những người thuộc mọi lứa tuổi cũng như các tôn giáo bị làm cho trở nên kinh hoàng bởi chiến tranh”, ĐHY Sandri nói.

Cùng với bức thư của ĐHY Sandri, Văn phòng báo chí của Vatican đã công bố một số chi tiết về việc Hội Dòng đã giải ngân số tiền 7.2 triệu đô la được quyên góp vào năm 2017. Gần 900.000 đô la đã được cung cấp cho việc trợ giúp khẩn cấp cho các tu sĩ ở Syria và công việc hỗ trợ đặc biệt tại Giêrusalem; hơn 8,3 triệu đô la đã được sử dụng để hỗ trợ cho nền giáo dục Công giáo ở mọi cấp độ; và khoảng 1,6 triệu đô la đã hỗ trợ cho các nhà thờ ở Giêrusalem, Jordan, Iraq, Iran, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ethiopia và Eritrea.

“Như có thể thấy, chi phí đã vượt quá số tiền quyên góp được, do đó, sự cộng tác cũng như một sự cam kết quảng đại lớn hơn là vô cùng cần thiết từ các Kitô hữu từ khắp nơi trên toàn thế giới”, bức thư cho biết.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết