Việc vảo vệ trẻ em trong Giáo hội

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 16-06-2018 | 09:37:46
Chẳng còn nghi ngờ khi việc bảo vệ trẻ em và các thanh thiếu niên chống lại vấn đề bạo lực tình dục hiện vẫn còn là một vấn đề trọng tâm trong Giáo hội Công giáo và trong xã hội
Vấn đề lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên được cam kết bởi hàng giáo sĩ liên tục trở lại đi đầu trong sự chú ý của giới truyền thông.
Gần đây, thông qua nhiều hãng tin tức và các ấn phẩm trên toàn thế giới, sự chú trọng này đã được duy trì đặc biệt đối với trường hợp của linh mục Karadima ở Chile. Thật khó để nói tại sao điều đó lại gây tiếng vang với nhiều người trên toàn thế giới hơn là những trường hợp khác.
Lời đề nghị từ chức của tất cả các giám mục Chile chính là một dấu hiệu của tầm quan trọng to lớn, vốn phù hợp với một sự phát triển mà chúng ta đã chứng kiến trong những năm qua. Không có một bước ngoặt nào – con thuyền Giáo hội đang dần di chuyển chầm chậm theo một hướng khác. Đó chính là một nỗ lực to lớn và sự thay đổi đang diễn ra.
Đối với ĐTC Phanxicô, việc triệu tập một hội nghị toàn thể của các giám mục đến Rôma là một điều hoàn toàn mới mẻ. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã triệu tập các Hồng y và giám mục để thảo luận về vấn đề lạm dụng tình dục giáo sĩ, nhưng điều này là hoàn toàn mới mẻ đối với ĐTC Phanxicô. Ngài đã hết sức coi trọng vấn đề.
Thông điệp đó chính là “chúng ta hãy nhìn vào hệ thống của mình, chúng ta hãy nhìn vào toàn bộ con thuyền Giáo hội”. Thông điệp được truyền đạt bởi chính hành vi của ĐTC Phanxicô đó là “thừa nhận khi bạn đã thất bại và trở nên thành thật nhất”.
Bất chấp tất cả mọi thứ đã xảy ra trong những tháng gần đây ĐTC Phanxicô đã bày tỏ sự đau buồn của mình và đồng thời kêu gọi sự tha thứ. Đây chính là điểm cốt lõi: ĐTC Phanxicô có một sự tận tâm. Người ta có ấn tượng rằng các vị giám chức cấp cao khác không hề tận tâm đối với vấn đề này.
Chẳng còn nghi ngờ khi việc bảo vệ trẻ em và các thanh thiếu niên chống lại vấn đề bạo lực tình dục hiện vẫn còn là một vấn đề trọng tâm trong Giáo hội Công giáo và trong xã hội. Những người Công giáo gắn bó chặt chẽ với Giáo hội và sứ mạng của Giáo hội hiện vẫn còn bị xáo trộn sâu sắc bởi điều này.
Trong những tháng tới, nhiều tin tức về hình thức này sẽ tiếp tục lan rộng – và sẽ có nhiều trường hợp như vậy, đặc biệt nếu chúng ta xem xét tình hình trên toàn thế giới.
Sẽ có nhiều chứng ngôn khủng khiếp hơn về những thất bại có chủ tâm hoặc khoan dung về việc chăm sóc mục vụ cơ bản, đối với cả nhân loại và các Kitô hữu. Nhưng những điều này cũng sẽ đóng vai trò như những lời nhắc nhở yêu cầu một sự cảnh giác kiên quyết.
1528970630Ở phần lớn châu Phi và châu Á, và ở một số nước Mỹ Latinh, và một số khu vực Đông Âu, việc lạm dụng tình dục trẻ em vẫn không được coi là một vấn đề cấp bách và tái diễn. Điều này quả là đáng ngạc nhiên, bởi vì tất cả các số liệu thống kê cho thấy rõ ràng rằng việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên không phải là một hiện tượng hiếm.
Những con số này, trên thực tế, khá cao: 10-15% các trẻ em trai và 15-20% các trẻ em gái dưới 18 tuổi phải tiếp xúc với bạo lực hoặc các vụ tấn công tình dục.
Môi trường phổ biến nhất, mặc dù cũng là môi trường bị che giấu nhất, là sự xuất hiện của các vụ lạm dụng trong gia đình; nó đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về cách thức chúng ta có thể giúp các gia đình chung sống với nhau một cách tốt đẹp, và đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh.
Ở hầu hết các quốc gia phía Nam, những người nắm giữ vị trí trách nhiệm phải đi đầu trong việc nhìn nhận vấn đề. Ở một số khu vực, ý tưởng cho rằng vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi hàng giáo sĩ là một vấn đề duy nhất của các nước tự do suy đồi của phương Tây.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể: vấn đề về phòng ngừa và bảo vệ trẻ em khỏi quan điểm của các giám mục Philippines và các bề trên ở Rwanda.
Việc lắng nghe họ, người ta biết rằng các giám mục và Bề trên giám tỉnh đặt bài diễn văn về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và thanh thiếu niên trong một bối cảnh khác và rộng hơn so với những già đã được thực hiện ở các nước giàu hơn.
Ở các nước nghèo, trẻ em và thanh thiếu niên bị đối xử tàn bạo với nhiều hình thức khác nhau: những thứ liên quan đến chiến tranh, nước bị ô nhiễm, tình trạng đói kém, thiếu an ninh và việc bóc lột lao động đã làm kiệt quệ chúng.
Trong một thế giới đầy bạo lực như vậy, việc tấn công tình dục là một tội phạm không khác nhiều so với những tội ác khác. Thay vào đó, việc lạm dụng tình dục được coi là một phần của một sự đau khổ lớn hơn của trẻ em và thanh thiếu niên.
Do đó, nếu các nước này phải thiết lập các cơ quan, cả về giáo hội và thế tục, nhằm chống lại vấn đề bạo lực tình dục, nó phải được thực hiện trong một bối cảnh rộng hơn, nhằm hướng đến việc đảm bảo tất cả các quyền của trẻ em ngay từ thời thơ ấu.
Nếu không, chúng ta có nguy cơ rằng sự nhấn mạnh đối với cuộc chiến chống lạm dụng tình dục sẽ được coi là tư tưởng phương Tây, vốn không quan tâm đến trải nghiệm thực tế của những quốc gia này, thường là vô nhân đạo và phát sinh từ chứng rối loạn thần kinh chức năng điển hình của phương Tây xung quanh vấn đề tính dục.
Mặc dù vậy, có thể nói rằng ý thức về vấn đề đã được nêu lên một cách công khai trong Giáo hội, ở trung tâm và ở các khu vực ngoại vi (để đưa ra một cách diễn tả được sử dụng bởi Giáo Hoàng).
Các nhà lãnh đạo Giáo hội thường cảm thấy như họ bị trơ trọi một mình trong việc đối phó với những vấn đề mà những người tiền nhiệm của họ đã truyền lại cho họ, và đôi khi họ không nhận được những lời khuyên có thẩm quyền cần thiết để giải quyết tất cả những vấn đề này trong bối cảnh văn hóa tương ứng và các hệ thống pháp lý vốn vô cùng đa dạng trên toàn thế giới.
Ở Fiji, cũng như ở Malawi, ở Mexico cũng như ở Ba Lan, hiện nay chúng ta đã lên tiếng công khai về tình trạng lạm dụng trong Giáo hội (và đồng thời trong các xã hội tương ứng của họ) cũng như công tác phòng chống của nó.
Nhiều nơi hiện đang làm việc một cách hết sức nghiêm túc để đối phó với các trường hợp lạm dụng, và để nhận ra, hoặc ít nhất là để có xu hướng hướng tới việc phòng ngừa. Và việc ngăn chặn này có hiệu quả, như các số liệu thống kê đã cho thấy.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà họ đã thực hiện các biện pháp khắc nghiệt hơn đối với công tác phòng ngừa hơn là những nơi khác, đã có rất ít khiếu nại về hành vi lạm dụng gây ra trong những năm gần đây.
Ở Đức và Áo, Giáo hội Công giáo đã ban hành các hướng dẫn chi tiết về công tác phòng chống ở mỗi Giáo phận, trong các Dòng tu, trường học, các trung tâm dịch vụ xã hội dành cho thanh thiếu niên, và đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn tương ứng cho việc đào tạo và huấn luyện.
Giáo hội ở đây đang đặt ra các tiêu chuẩn, và điều này cũng đã được các tổ chức thế tục công nhận. Nhưng quả là hết sức nguy hiểm khi tin rằng nhiệm vụ hiện đã hoàn thành và do đó “kể từ bây giờ, tất cả mọi thứ đều tốt đẹp”. Vấn đề không thể bị chìm sâu trong bóng tối.
Trước hết, chúng ta phải tiếp tục đối phó với các trường hợp lạm dụng trong Giáo hội, trong xã hội và trong gia đình; nó sẽ là một sự ảo tưởng khi tin rằng chúng ta có thể hoàn toàn tiêu diệt sự ác được thực hiện đối với trẻ em chỉ với các biện pháp phòng ngừa.
Thứ hai, cam kết liên tục với điều này là kết quả tự nhiên về cách thức Chúa Giêsu đã hành xử với trẻ em. Điều này cần phải thúc giục những người có trách nhiệm ở tất cả các cấp để làm tất cả mọi thứ có thể để bảo vệ trẻ em.
 Không còn nghi ngờ gì nữa, trong vòng 5 năm qua, sự nhạy cảm giữa các nhà chức trách Giáo hội đối với vấn đề này đã gia tăng, như đã sẵn sàng để hành động.
Thế nhưng vẫn chưa có một cam kết thường trực ở khắp mọi nơi để ưu tiên việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi việc bị lạm dụng tình dục, và thể hiện cam kết này với các biện pháp cụ thể và hiệu quả. Và điều này là do nhiều lý do khác nhau, một trong số đó có thể là văn hóa xã hội.
Khả năng cộng tác về vấn đề phòng ngừa với các tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ phụ thuộc vào vị thế mà Giáo hội chiếm giữ ở mỗi quốc gia.
Trong một quốc gia mà chủ yếu là Hồi giáo, Ấn Độ giáo hay Phật giáo, có thể có hoặc có thể không có sự hợp tác tùy thuộc vào mức độ của sự khoan dung và sự thiện chí được đưa ra bởi các cơ quan có thẩm quyền. Một trường hợp cho thấy:
Ở một quốc gia cụ thể nơi mà các Kitô hữu chiếm một bộ phận thiểu số nhỏ và bị đàn áp bởi những kẻ cực đoan dưới nhiều hình thức khác nhau, một nữ tu điều hành một trại trẻ mồ côi phát hiện ra rằng một giáo viên đã lạm dụng tình dục một số bé gái.
Trên cơ sở lương tâm cá nhân, ghi nhớ luật pháp của đất nước mình, và đồng thời xem xét các nghĩa vụ đối với các nhà tài trợ châu Âu, vị nữ tu muốn và cần phải tố cáo trường hợp lạm dụng này.
Tuy nhiên, nữ tu này không biết cảnh sát sẽ phản ứng như thế nào: giáo viên đó là con trai của thị trưởng và cả hai đều thuộc về tôn giáo cốt yếu.
Vị Nữ tu nghĩ rằng cảnh sát có thể không phản ứng gì, hoặc có thể nghĩ rằng bất kỳ truy tố nào cuối cùng cũng sẽ dẫn đến việc đóng cửa trại trẻ mồ côi hoặc công khai kích hoạt cuộc bức hại Kitô hữu với lý do: “Làm thế nào mà các Kitô hữu lại  cho phép điều này xảy ra trong các tổ chức của họ?”.
Cuộc chiến chống lại tình trạng lạm dụng tình dục sẽ kéo dài trong một thời gian dài, và chúng ta phải nói lời tạm biệt với ảo giác rằng việc giới thiệu đơn thuần các quy tắc hoặc các hướng dẫn là một giải pháp hoàn hảo.
Nó liên quan đến một sự hoán cải triệt để, bằng cách chấp nhận thái độ rằng cam kết đối với việc phòng ngừa và quyết định đưa công lý đến với các nạn nhân bị lạm dụng sẽ không được đặt sang một bên khi sự chú ý của công chúng đối với cuộc khủng hoảng mất dần.
 Theo quan điểm của tôi, toàn bộ vấn đề này sẽ không tránh khỏi một sự thanh lọc, và một cách thức chân thực, mới mẻ hơn của việc trở thành một Giáo hội sống Tin Mừng, bằng cách này hay cách khác – hoặc bởi vì chúng ta tự quyết định hoặc vì chúng ta sẽ có nghĩa vụ đối với vấn đề này.
Linh mục Hans Zollner SJ là giáo sư tại Đại học Gregorian thuộc Dòng Tên ở Rome, nơi mà ngài giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng Viện Tâm lý học và Chủ tịch Trung tâm Bảo vệ Trẻ em. Linh mục Hans Zollner hiện đang trong nhiệm kỳ thứ hai của mình với tư cách là một thành viên của Hội đồng về Bảo vệ Trẻ em của Vatican.
Trên đây là trích đoạn từ một bài báo xuất hiện trên tờ La Civilta Cattolica.
Minh Tuệ chuyển ngữ
 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết