Việc thay đổi trạng thái của Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia: ‘Một sự công kích nhắm vào tự do tôn giáo’

Bên trong Vung Cung Thánh Đường Hagia Sophia

Bên trong Vung Cung Thánh Đường Hagia Sophia

Thông cáo báo chí của Hội đồng các Giáo hội Cận Đông

Hội đồng các Giáo hội Cận Đông (NECC) đã mô tả quyết định của Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ và của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, để tái chuyển đổi ngôi Vung Cung Thánh Đường Kitô giáo Hagia Sophia lâu đời tại Istanbul thành một đền thờ Hồi giáo, như một ‘sự công kích nhắm vào tự do tôn giáo’, hãng tin Fides đưa tin vào ngày 13 tháng 7 năm 2020. NECC nhắc lại lập trường vững chắc của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả Rập về vấn đề này, đề nghị việc đệ trình kháng cáo trước Tòa án Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ để “biểu tượng mang tính lịch sử được đại diện bởi Vung Cung Thánh Đường Hagia Sophia” được tôn trọng.

Quyết định của Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ là một cú giáng nặng nề nhằm vào tất cả các sáng kiến đối thoại giữa Kitô hữu và Hồi giáo, được phát động trong những thập kỷ qua, bao gồm cả việc ký kết “Văn kiện về Tinh thần Huynh đệ Nhân loại” vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 tại Abou Dhabi bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô và Sheikh Ahmed al-Tayyeb, Đại Imam của Đại học Hồi giáo al Azhar.

Đức Thượng Phụ Giáo hội Công giáo Chaldea thành Babylon đã bày tỏ “sự đau buồn và thất vọng” của mình đối với số phận của Vung Cung Thánh Đường Hagia Sophia. Thượng Phụ của Giáo hội Chaldean, Đức Hồng y Louis Raphael I Sako, đã lấy làm tiếc về thực tế rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không cân nhắc đến việc quyết định của ông sẽ được đón nhận với sự đau buồn và thất vọng của hàng triệu Kitô hữu, quên đi sự tiếp đón huynh đệ của nhiều Kitô hữu đối với những người nhập cư Hồi giáo đến châu Âu sau những cuộc hành trình đầy nguy hiểm.

Vào ngày 10 tháng 7, trong một bài phát biểu trước quốc gia, Tổng thống Erdogan tuyên bố rằng Vung Cung Thánh Đường Hagia Sophia sẽ được mở cửa trở lại cho việc thờ phượng của các tín đồ Hồi giáo vào ngày 24 tháng 7, đồng thời nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi thành một Đền thờ Hồi giáo của khu phức hợp hoành tráng là “một quyền thuộc về chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ”. Hội đồng Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ sắc lệnh vào ngày 24 tháng 11 năm 1934 của Tổng thống lúc bấy giờ, Mustafa Kemal, người đã biến Vương Cung Thánh Đường Byzantine Hagia Sophia lâu đời thành một bảo tàng, vốn đã trở thành một Đền thờ Hồi giáo sau cuộc chinh phạt Constantinople của Đế chế Ottoman vào năm 1453.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết