WASHINGTON, D.C. – Người dân Tây Nam Thái Bình Dương của Papua New Guinea đã phải đối diện với những mối đe dọa kép từ việc mực nước biển dâng cũng như sự ra đời của việc khai thác mỏ dưới biển đối với các loại kim loại có giá trị, vị Hồng y đầu tiên của nước này cho biết trong chuyến thăm thủ đô của quốc gia này.
Đức Hồng y John Ribat, Tổng giám mục Port Moresby, Papua New Guinea, đã chia sẻ câu chuyện của những anh chị em đồng hương Papuans của mình, những người đã bị buộc phải di tản trong nước khỏi những vùng đất của tổ tiên của họ dọc theo đại dương khi mực nước biển dâng cao đã làm ngập lụt nhà cửa của họ.
Điều này cũng tương tự đối với hàng trăm hòn đảo nhỏ trên toàn khu vực Thái Bình Dương, ĐHY Ribat phát biểu với Catholic News Service hôm 14 tháng 3 trước chuyến thăm Điện Capitol Hoa Kỳ nhằm kêu gọi hành động bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Các mực nước đại dương đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây, vượt quá những vùng đất thấp ở các quốc đảo nhỏ và những vùng đất rộng lớn. Các nhà khoa học cho rằng các vùng biển cao hơn sẽ làm tan chảy băng bởi vì khí nhà kính từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch tích tụ trong bầu khí quyển của trái đất, khiến cho trái đất ngày càng ấm lên.
“Chúng ta có trách nhiệm phải bày tỏ nhận thức về vấn đề này, rằng đây chính là một điều gì đó mà chúng ta không thể ngừng đề cập đến. Nếu không có gì xảy ra với chúng ta qua việc giúp đỡ, người dân của chúng ta sẽ phải đối mặt với những thảm hoạ”.
Giáo hội Công giáo phải cùng đồng hành với những người phải đối mặt với bất kỳ những hình thức khó khăn nào, ĐHY Ribat nhấn mạnh.
“Chúng ta phải gần gũi với người dân và những người đến với chúng ta. Họ nói với chúng ta về điều này, và chúng ta phải đi và xem xem điều gì đang xảy ra. Chúng ta ở đó và họ thấy chúng ta đang làm một điều gì đó, cùng đồng hành với họ thông qua tình huống mà họ đang phải đối mặt. Họ luôn tìm thấy một sự an ủi thông qua việc Giáo hội cùng đồng hành với họ khi họ đối mặt với những thách thức này”, ĐHY Ribat cho biết thêm.
“Đó thực sự là một khía cạnh tinh thần vốn khiến cho họ cảm thấy thoải mái hơn, tạo cho họ có sức mạnh để có thể đối mặt với điều này”, ĐHY Ribat tiếp tục.
Vị Hồng y 61 tuổi cũng bày tỏ mối bận tâm sâu sắc trong cuộc phỏng vấn và phần trình bày của mình hôm13 tháng 3 tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ về việc khỏi động kế hoạch dự kiến việc khai thác dưới biển vào năm 2019 ở Biển Bismarck phía đông giữa New Ireland của Papua New Guinea và quần đảo Anh.
Được điều hành bởi công ty Nautilus Minerals của Canada, việc thăm dò trên đáy biển gần một dặm dưới bề mặt đại dương kể từ những năm 1980 đã phát hiện nồng độ tập trung cao của các kim loại như đồng, vàng, kẽm và bạc gần các lỗ thông thủy nhiệt. Việc khai thác mỏ được cho là sẽ mang lại một lượng tiền mặt cần thiết thông qua đặc quyền khai thác mỏ cho các quốc đảo.
Tuy nhiên, ĐHY Ribat cho biết, các ngư dân lo ngại rằng các khu vực đánh bắt vốn đã đem lại nguồn thu hoạch bền vững cho nhiều thế hệ sẽ bị làm xáo trộn bởi các robot được điều khiển từ xa thực hiện việc khai khoáng.
“Chúng ta, với tư cách là một Giáo hội, có một mối bận tâm đặc biệt. Nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở đó”, ĐHY Ribat nói.
Cũng có những mối bận tâm về tình trạng ô nhiễm từ hoạt động khai thác vốn có thể ảnh hưởng đến đời sống biển.
Trang web của công ty không giải quyết được những lo ngại cụ thể đã được Đức Hồng y Ribat và các ngư dân nêu lên. Một email được gửi tới công ty đã không nhận được phản hồi.
Kể từ khi được bổ nhiệm làm vị Hồng y đầu tiên của đất nước này vào năm 2016, ĐHY Ribat đã tập trung hầu hết sứ mạng của mình vào việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. ĐHY Ribat đã gọi môi trường chính là vấn đề quan trọng nhất đối với Giáo hội Công giáo Papuan cần phải được giải quyết vì những nguy cơ mà hàng ngàn người dân ở một quốc gia 8 triệu người hiện đang phải phải đối mặt.
“Chúng ta đang cùng đồng hành với người dân thông qua điều này”, ĐHY Ribat nói, đồng thời gọi vấn đề biến đổi khí hậu chính là một vấn đề liên quan đến gia đình vốn nối kết những lời trong Tông Huấn Amoris Laetitia của ĐTC Phanxicô về gia đình, và Thông điệp về mối quan hệ của con người với môi sinh, Laudato Si’.
“Vấn đề đối với chúng ta đó chính là các gia đình đang phải chịu đựng”, ĐHY Ribat nói. “Họ là những người sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn”.
Mực nước biển dâng cao đang ảnh hưởng đến các hòn đảo dọc theo Tây Thái Bình Dương, và ĐHY Ribat, Chủ tịch Liên đoàn Các Hội đồng Giám mục Công giáo châu Đại Dương, cho biết rằng các vị Giám mục đồng liêu của Ngài đều đồng ý rằng cần phải có những hành động tức thời để giúp đỡ cho những người bị buộc phải di dời.
“Hầu hết các hòn đảo đều đang gặp nguy hiểm”, ĐHY Ribat phát biểu trong một buổi tiếp kiến tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 3.
Nước uống cũng có nguy cơ bị ô nhiễm, ĐHY Ribat nói. Một số cộng đồng đã nhận thấy việc những giếng nước của họ bị xâm nhập bởi nước biển, gây ra sự gia tăng độ mặn, và một số người đã phải từ bỏ các khu vườn truyền thống của mình.
ĐHY Ribat đã đến Hoa Kỳ để nói về những tác động môi trường bởi vấn đề biến đổi khí hậu tại Giáo xứ St. Ignatius Loyola ở thành phố New York vào ngày 12 tháng 3 vừa qua. Là một thành viên của các Nhà truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu, ĐHY Ribat cũng đã được nhận một giải thưởng từ giáo xứ vì sự cam kết của ngài trong việc duy trì những nguyên tắc của linh đạo dòng Tên trong sứ vụ của mình.
ĐHY Ribat đã quyết định bổ sung một điểm dừng tại Điện Capitol, nơi mà ngài cho biết ngài hy vọng rằng những câu chuyện về những thách thức của vấn đề biến đổi khí hậu mà những người phải đối mặt cũng sẽ ảnh hưởng đến các thành viên Quốc hội để kêu gọi họ phải hành động để bảo vệ môi trường.
ĐHY Ribat cũng bày tỏ mối quan tâm khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cam kết rút khỏi nước này từ Hiệp định Khí hậu Paris vốn đã đạt được vào năm 2015.
“Việc rút ra khỏi Hiệp định này chính là không nhận ra những thách đó mà chúng ta đang trải qua”, ĐHY Ribat giải thích. “Tôi không nghĩ rằng họ nhận thức đầy đủ về cái giá phải trả của việc này. Việc Trump rút nước này ra khỏi Hiệp định Khí hậu Paris là vô cùng khó khăn đối với chúng ta để có thể hiểu được vấn đè này. Chúng ta chính là những nạn nhân của những gì đang xảy ra”.
Papua New Guinea là một quốc gia mà dân số Kitô giáo chiếm tỉ lệ áp đảo. Khoảng 27% cư dân là người Công giáo và 70% theo Tin Lành. Số còn lại theo Đạo Baha’i, Hồi giáo hoặc các tôn giáo bản địa.
Chuyến thăm của ĐHY Ribat đã được phối hợp bởi Mạng Lưới Hành động Phanxicô, các tổ chức Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu, Công ước Khí tượng Công giáo, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và Trường Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ.
Minh Tuệ chuyển ngữ