Việc đàn áp bạo lực tội phạm ma túy sẽ biến Philippines thành một quốc gia chết chóc

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 11-08-2016 | 04:40:47

Tổng Giám mục Socrates Villegas đã ban hành một tuyên bố, được đọc tại các nhà thờ hôm Chúa Nhật 7/8 vừa qua, bày tỏ quan ngại sâu sắc về những vụ sát hại những nghi phạm buôn ma túy.

Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Philippines đã ban hành một tuyên bố quan trọng nhằm kịch liệt phản đối Tổng thống Rodrigo Duterte về chính sách đàn áp bạo lực đối với vấn đề tội phạm ma tuý tại nước này.

Cuộc đàn áp này là một trong những cuộc đàn áp lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử gần đây của Philippines và đã going lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhóm đấu tranh vì nhân quyền và Giáo Hội.

Nhưng ông Duterte đã bác bỏ mối quan ngại của các vị Giám Mục và đã công khai đe dọa sẽ hạ sát tất cả những kẻ nghi phạm nhằm bảo đảm thi hành pháp luật, đồng thời ông sẽ bảo vệ họ nếu họ phải đối mặt với các vụ kiện cáo khi phải chiến đấu với bọn tội phạm.

Tổng Giám mục Socrates Villegas – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines – đã ban hành một tuyên bố, được đọc trong các nhà thờ hôm Chúa nhật 7/8 tại các quận nằm ở phía Bắc nước này, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những vụ sát hại những kẻ tình nghi buôn lậu ma túy.

“Không phải là nhân loại chúng ta sẽ trở nên một xã hội cặn bã khi những kẻ khát máu khuyến khích những tay giết người thực hiện những vụ đổ máu sao?”, Tổng Giám mục Socrates Villegas cho biết. “Tôi biết chắc các anh sẽ hết lần này đến laanfk hác tấn công tôi trên các phương tiện truyền thông xã hội khi tôi lên tiếng nói những điều này”.

Đức Tổng Giám mục cho biết Philippines đang trở thành một “quốc gia chết chóc” vì nước này đang bất chấp mọi nỗ lực nhằm dập tắt tội phạm ma túy.

Ngài cho biết thêm: “Từ một thế hệ của những kẻ nghiện ngập ma túy, liệu chúng ta sẽ trở thành một thế hệ của những tay giết người trên các đường phố? Liệu rằng một hệ thống tư pháp mà người ta muốn sửa đổi sao tùy ý họ có thể đảm bảo chúng ta về một tương lai an toàn hơn và tốt hơn không?”.

Hôm Chúa nhật 7/8, Tổng thống nước này đã công khai ra lệnh cho hơn 150 thẩm phán, thị trưởng, nghị sĩ, cảnh sát và nhân viên quân sự hoạt động trong việc phòng chống tội phạm ma túy phải giao lại công tác điều tra cho ông bởi vì ông đang ráo riết bắt tay vào cuộc chiến đẫm máu của mình chống lại điều mà ông gọi là một “đại dịch”.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Duterte lập tức cách chức các thành viên thuộc quân đội và cảnh sát mà ông nêu đích danh, đồng thời ra lệnh cho các nhân viên an ninh chính phủ phải rút khỏi chính trường. Ông cũng ra lệnh thu hồi giấy phép sử dụng súng của nhiều quan chức.

“Tất cả các sĩ quan quân đội và cảnh sát có liên hệ với những người này, tôi yêu cầu các anh trong vòng 24 tiếng đồng hồ phải báo cáo với đơn vị cấp trên, nếu không các anh sẽ bị trừng trị đích đáng. Tôi sẽ sa thải các anh ngay lập tức”, ông Duterte lớn tiếng trong bài phát biểu tại một doanh trại quân đội ở một thành phố miền nam Davao.

Ông cho biết rằng danh sách các chính trị gia, thẩm phán và những người thực thi pháp luật đã được quân đội và cảnh sát giao nộp có thể chính xác hoặc không đúng với sự thật, nhưng ông cho biết ông có nhiệm vụ phải phơi bày cho công chúng biết vấn đề ma túy đã trở nên quá phổ biến tại nước này như thế nào.

“Sẽ không có bất kì thủ tục tố tụng nào”, ông Duterte nói. “Các anh sẽ không thể ngăn cản được tôi và tôi sẽ không hề sợ ngay cả khi các anh nói rằng tôi có thể sẽ đi đến kết cục đó là chấm dứt cuộc đời trong tù”.

Danh sách bao gồm các danh tính, mà ông Duterte cho biết trong đó có một số người bạn của ông, đã được xác nhận bởi các cơ quan chức năng nhưng không có các chi tiết về sự tham gia của các quan chức trong việc buôn bán ma túy hoặc cung cấp bất kỳ bằng chứng nào. Một số tên tuổi không đầy đủ, trong khi những người khác không có địa vị xã hội cũng như chức quyền trong chính phủ.

Danh sách bao gồm 8 thẩm phán – một trong số đó đã được báo cáo là đã bị sát hại bởi một tay súng vào năm 2008 – cũng như 5 quan chức đã nghỉ hưu cũng như còn đương nhiệm. Số còn lại chủ yếu là các thị trưởng thành phố và quan chức cảnh sát. Một quan chức đã về hưu, ông Vicente Loot – đã được ông Duterte nêu danh tính trước công chúng đồng thời phủ nhận quan chức này không có bất kỳ hành vi sai trái nào.

“Đây quả thực là một đại dịch”, ông Duterte cho biết, ông là cựu thị trưởng thành phố Davao – nơi mà ông đã từng xây dựng danh tiếng cho mình bởi phong cách truy quét tội phạm vốn đã từng bị cáo buộc có liên quan đến những vụ giết người ngoài vòng pháp luật.

Loạt đạn gần đây nhất của ông Duterte trong cuộc chiến chống ma túy khiến cho hơn 400 người bị tình nghi có liên quan đến các phi vụ buôn bán ma túy thiệt mạng và hơn 4.400 bị bắt trong vòng hơn một tháng kể từ khi ông nhậm chức. Gần 600.000 người đã đầu hàng chính quyền, hy vọng sẽ không bị kết án tử hình.

Phó Tổng Thống Leni Robredo – đang có chuyến viếng thăm Hoa Kì – cho biết các phương tiện truyền thông góp phần rất lớn trong việc giúp nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải ngăn chặn các vụ giết người này.

“Đã có một vài tiếng nói chống lại những hành động giết người ngoài vòng pháp luật này, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn chưa có bất kì động thái nào của việc phản đối công khai”, ông Robredo cho biết. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nên góp phần trong việc bảo đảm rằng hành động vô nhân đạo này phải được dừng lại ngay lập tức”.

Ông Duterte cũng đã góp phần trong việc dập tắt cuộc nổi dậy của bốn binh sĩ đã thiệt mạng trong hai cuộc đụng độ với phiến quân cộng sản vào tuần trước tại thị trấn khai thác vàng tại Monkayo thuộc miền Nam Compostela Valley. Ba trong số các binh sĩ đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom, các quan chức quân đội cho biết.

Ông Duterte cũng đã chỉ trích việc quân nổi dậy sử dụng mìn vốn đã làm thiệt mạng nhiều dân thường. Ông cảnh báo rằng nếu có bất cứ ai tiếp tục thiệt mạng trong các vụ nổ bom của phiến quân, ông tuyên bố sẽ đình chỉ cuộc đàm phán hòa bình dự kiến sẽ bắt đầu ngày 20/8 tại Na Uy.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết