Thánh Thể vừa là đền thờ, vừa là cửa dẫn vào bên trong. Nó sáp nhập con người vào nhà cầu nguyện này. Suôt lịch sử Kitô Giáo, Thánh Thể đã là men cầu nguyện lạ lùng. Hội Thánh là hiền thê có quyền trên thân xác Đức Kitô, đã giữ thân mình Đức Kitô cả ngoài giờ lễ để hưởng mãi ơn cầu nguyện và kéo dài kinh nguyện hiệp thông đó.
- Những ơn của sự hiện diện
Khi bảo “Ta ở cùng các ngươi đến ngày tận thế”, Đức Kitô bảo đảm một sự hiện diện tác động trong Hội Thánh. Thế mà khi Phục Sinh, chính Ngài đã thành Mầu Nhiệm Cứu Độ trong sức năng động phổ quát của nó, chính Ngài vừa Hằng Sống vừa tác sinh. Sự hiện diện của Ngài không bất động. Nó là một cuộc ngự đến, một sự xuất hiên, biến đổi từ vinh quang này đến vinh quang khác những kẻ nên đối tượng của nó. Thánh Thể là Bí tích sự hiện diện tác động này. Nó là hạt lúa mì được gieo vào Hội Thánh và mang nhiều bông hạt, nó là chính thân mình Đức Kitô trong tỏa phát Vượt Qua.
- Thánh Thể là một tác động thường trực, khác với tác động đã có một lần trong quá khứ của Phép Rửa. Nó là sự hiện diện hướng tới sự hiệp thông: nó tạo ra những sức manh tiếp xúc, tạo ra sự kết hiệp, sự hiện diện sát nhập.
- Thánh Thể là ảnh hưởng của Mầu nhiệm cứu độ trong tính hiện thời của nó trong Hội Thánh. Mầu nhiệm phổ quát này được cá thể hóa: mỗi kẻ tin được Đức Kitô chết và Phục Sinh vì họ đến gặp gỡ.
- Nhưng sự năng động Thánh Thể này không cho Hội Thánh xao lãng việc tông đồ bằng lời nói và chứng tá đời sống. Nguyên thiết lập sự hiện diện để kẻ chung quanh trở lại là không đủ, Thánh Thể còn đòi có đức tin mới hữu hiệu.
- Tuy thế, nhiều lần trong lịch sử, cũng có những nố trừ, đó là nguyên sự Hiện diện thiêu đốt cõi lòng nhiều người, bởi nó đầy mãnh lực Cứu Độ.
- Cầu nguyện trước nhan Đức Kitô:
Đi vào sự hiệp thông và sống trong sự hiệp thông, đó là cầu nguyện. Vì Thánh Thể luôn tạo sự hiệp thông nên nó là đại Bí tích của kinh nguyện của Hội Thánh.
- Đức Kitô Phục Sinh là nguyện cầu của Tân Ước: “Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết)” (Ga 2, 19), Thánh Thể là sự hiện diện của nhà đó trên trần gian. Tác động Phục Sinh của Thiên Chúa vừa xây Đức Kitô nên đền thờ, vừa kêu gọi tới sự hiệp thông với Chúa Con: “Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (1 Cr 1, 9). Thánh Thể vừa là đền thờ, vừa là cửa dẫn vào bên trong. Nó sáp nhập con người vào nhà cầu nguyện này. Suôt lịch sử Kitô Giáo, Thánh Thể đã là men cầu nguyện lạ lùng. Hội Thánh là hiền thê có quyền trên thân xác Đức Kitô, đã giữ thân mình Đức Kitô cả ngoài giờ lễ để hưởng mãi ơn cầu nguyện và kéo dài kinh nguyện hiệp thông đó.
- Trong việc “viếng Thánh Thể”, không phải Kitô hữu đến viếng Chúa mình, nhưng là Đức Kitô từ nhà Cha, từ đầu kia của lịch sử và không xa rời nó, đã làm cho mình nên có mặt giữa trần thế. Hội Thánh tiếp nhận sự hiện diện thăm viếng. Đồng thời, cũng không phải Kitô hữu thưa chuyện với Chúa mình, cho bằng họ lắng nghe Đấng đang thầm lặng thông ban mình trong một sự chiếu tỏa khôn cạn. Họ ở trong thái độ tin, đón nhận, hiệp thông. Thánh Thể chứng thực rằng cầu nguyện chính là lãnh nhận và hiệp thông.
- Khi cầu nguyện trước nhan Chúa, Hội Thánh không tin là mình phải giãi bày cho Chúa biết những nhu cầu của mình và của trần gian, vì Chúa có mặt đó vì những nhu cầu ấy. Nhưng Hội Thánh kê khai là để chính mình mở ra cho nó sự nhâm lời hơn.
- Hội Thánh cũng không phải xin Chúa chiếu theo lòng nhân hậu mà can thiệp, vì chính sự hiện diện đã là sự can thiện toàn năng. Nhưng Hội Thánh cầu xin tha thiết chính là để có khoảng không gian rộng lớn mà lãnh nhận ân huệ dư dật. Vậy Hội Thánh dâng mình cho sự Hiện diện làm no đầy, Hội Thánh tùng phục cái nhìn của Chúa, để mình được Kitô hóa bởi cái nhìn tác tạo, được cưới bởi sự Hiện diện. Hội Thánh chấp nhận sự tỏa phát của khuôn mặt: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí”. (2 Cr 3, 18).
- Kitô hữu không cần nghĩ ra hay tìm đọc kinh này kinh nọ. Vì kinh nguyện là Đức Kitô đã trở nên (trong sự chết và sự tôn vinh) sự đón nhận Thiên Chúa hoàn toàn, sự hiệp thông tuyệt đôi của con người với Thiên Chúa, kinh nguyện đó đã có trước và đang còn. Đích thân Đức Kitô là kinh nguyện của trần gian, ở chóp đỉnh sự cầu xin và ở vào lúc được đoái nhậm. Kẻ tin đi vào kinh nguyện này được đoái nhậm khi đi vào đó.
Người ta nêu vấn nạn là việc đối thoại với Bánh Thánh và Nhà Tạm là điều giả tạo. Nhưng mối tương quan đã có những gì định vị sự Hiện Diện và làm nó nên hữu hình: việc đối thoại cũng đâu có phải được trao đổi với nơi xa: trái lại sự gặp gỡ có tính cách đích thân. Cái nhìn tìm Chúa là cái nhìn của cõi lòng, nó không nhắm vào một điểm của không gian, mà xuống tới trung tâm nội tâm, nơi con người được gặp gỡ chính Chúa. Lời nói nguyện cầu (la parole priante) nội giới hóa đến độ đổi thành sự lắng nghe, sự đối thoại, trong đó các tiếng chập vào nhau. Mọi kinh nguyện Thánh Thể là một sự hiệp thông, một trả lời cho lời “hãy cần lấy mà ăn”. Nó là sự Hiện diện. Hội Thánh cầu nguyện là Hội Thánh yêu mến.
- Mọi việc cử hành Thánh Thể, trong hay ngoài thánh lễ, đều bao gồm một khía cạnh chiêm niệm, vì chiêm niêm là chóp đỉnh của kinh nguyện. Phụng vụ là một hành động, chủ yếu hệ tại ở sự tiếp nhận trong biết ơn và ca ngợi. Để tiếp nhân nhiều hơn, cần có những lúc thinh lặng.
- Kinh nguyện sau rước lễ:
Nếu thánh lễ chỉ là một hành vi của cộng đoàn, có kinh nguyện, hát, xướng, chia sẻ huynh đệ thì khi bữa ăn kết thúc, người ta có thể chấm dứt. Nhưng thánh lễ là việc mừng tình bạn, trước hết tình bạn của Đức Kitô, nên chẳng lẽ lúc cuộc họp đạt đến lúc chóp đỉnh sự gặp gỡ hiệp thông, ta lại cắt đứt mối dây của kinh nguyện sao?
- Đúng là sự Hiện diện không kéo dài nơi tín hữu và tín hữu không hóa thành Nhà tạm, vì sự hiện diện chỉ có tính cách Bí Tích (lúc bánh rượu được ăn uống, chúng mới là biểu tượng đang ban mình) nên không cần tồn thờ chúng.
Thế nhưng cả sự Hiện diện lẫn hy tế Đức Kitô không biến khỏi trần gian chúng ta, chúng chuyển sang kẻ tin mà Đức Kitô đã biến nên Mình Ngài, đã cho kết hiệp với Ngài.
Ơn Thánh Thể là ơn của một tình ban đồng nhất hóa:
- Tại sao không nán lại trong cuộc gặp gỡ được định hướng trở nên vĩnh cửu này?
- Tại sao không dời lúc lo các việc trần thế lại để kẻ tin khỏi ly tán xa Chúa và để các sinh họạt kia thêm tình mến?
- Tại sao không thêm vài phút mà hưởng ơn Thiên Chúa ban là cho ta được ngự trị với Đức Kitô trên trời, được dự tiệc cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô?
- Tại sao không ở lại mà uống thêm nơi nguồn suôi Thần Khí? “Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn vinh.” (Ga 7, 37-39)
- Vào lúc này, toàn dân có thể hưởng nhờ những ơn của Kinh Nguyện: kinh nguyện của họ có thể trở thành một kinh nguyện hiêp thông. Những lúc khác, họ có thể có kinh nghiệm này rồi, nhưng nhờ bí tích (một thực tại cảm thấy bằng giác quan, một phương thế kết hiệp rờ đụng được), nhờ bữa ăn hiệp thông (có đồ ăn thức uống cụ thể, có sự nâng đỡ và niềm vui thật do một bữa ăn) ta dễ cảm thấy sự hiệp thông này hơn. Và sự hiệp thông Thánh Thể liên quan đến toàn cả con người, vì nó báo trước việc ta sống lại hồn xác.
- Do đó, trong sự hiệp thông này, ta có thể có một kinh nghiêm kết hợp với Đức Kitô. Dĩ nhiên ta chỉ cảm thây trong đức tin, nhưng tin là đã thấy mầu nhiệm phần nào. Bởi đó Kitô giáo cho quảng đại quần chúng hiệp lễ, chứ không áp dụng chính thể quý tộc cho đời sống thiêng liêng.
- Lúc tạ ơn phải cầu nguyện thế nào?
- Sự hiện diện được tiếp nhận, sự gặp gỡ được kéo dài tự nó đã là tạ ơn ‘Kẻ yêu mến là kẻ tạ ơn thật’ (Augustinô).
- Hãy luôn nhớ “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí. (2 Cr 3,18: chiêm ngắm là ta đặt mình trước nhan chói loà của Đức Kitô.
- Kẻ tin hiến mình cho Chúa họ, để Ngài thực hiện nơi họ những gì Ngài muốn. Sự tùng phục này không hạ nhuc họ, vì Chúa là “Chúa chúng ta”, là vì Thầy bị nộp cho họ. Thánh Têrêxa nhỏ phó mình cho sự xâm nhập của tình yêu vô tận để từ Ngài, nó chạy dài trên trần gian. Các Kitô hữu gặp Đức Kitô trong mầu nhiệm Phục Sinh, giao điểm của mọi số phận, và bằng việc chuyển cầu hay chỉ bằng tình mến, họ lo cho số phận đời đời của anh em họ.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)