Việc biến Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia trở thành đền thờ Hồi giáo có ý nghĩa toàn cầu đối với vấn đề tự do tôn giáo

Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: K_Boonnitrod / Shutterstock)

Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: K_Boonnitrod / Shutterstock)

Khi các Kitô hữu và các nhà lãnh đạo thế giới than phiền về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ để biến Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, một số chuyên gia cảnh báo rằng hành động này có thể báo hiệu một sự hồi sinh tôn giáo như một hành động quốc quyền chủ nghĩa.

“Đây là một tuyên bố mang tính tôn giáo bởi vì nó là một tuyên bố địa chính trị, và tôi nghĩ rằng nó cần phải được hiểu như vậy”, Tiến sĩ Elizabeth Prodromou, Giám đốc Sáng kiến Tôn giáo, Luật pháp và Ngoại giao tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. cho biết.

Tiến sĩ Prodromou là cựu phó chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, người nghiên cứu địa chính trị và tôn giáo, tập trung vào Trung Đông và Đông Nam Âu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, bà Prodromou nói, đã trích dẫn lịch sử Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ trong bài phát biểu của mình về Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia để tuyên bố vận mệnh của nó và “quyền căn bản tự nhiên của nó” với tư cách là “thủ lĩnh của Hồi giáo trên toàn thế giới”.

Vào ngày 2 tháng 7, Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ phán quyết rằng việc chuyển đổi Hagia Sophia vào năm 1934 từ một đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng là bất hợp pháp. Quyết định được công bố vào ngày 10 tháng 7, và sau đó Tổng thống Erdogan tuyên bố rằng Hagia Sophia sẽ được chuyển đổi trở lại thành một đền thờ Hồi giáo.

Hagia Sophia, Nhà thờ Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa (Holy Wisdom), đã được xây dựng vào năm 537 và phục vụ với tư cách là Nhà thờ Chính Tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Ngôi Vương Cung Thánh Đường đứng sừng sững như tòa nhà lớn nhất được biết đến trên thế giới và ngôi Thánh đường Kitô giáo lớn nhất trong một khoảng thời gian.

Vào năm 1453, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp phá Constantinople và nhà thờ này bị biến thành một đền thờ Hồi giáo. Năm 1934, nội các của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lúc bấy giờ Mustafa Kemal Ataturk – người đứng đầu một chính phủ thế tục – đã chuyển đổi đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng và mở cửa cho du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Tổ chức văn hóa UNESCO của Liên Hợp Quốc cũng đã tuyên bố Hagia Sophia là Di sản Thế giới.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo và chính trị trên khắp thế giới đã lên án quyết định tái chuyển đổi Hagia Sophia. Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 12 tháng 7 cho biết ngài “vô cùng đau buồn” khi nghĩ về Hagia Sophia, và Đức Thượng Phụ Bartholomew I Chính thống giáo Đông phương Constantinople cho biết rằng tình trạng của nó không được thay đổi, bởi vì đó là “nơi biểu tượng của sự gặp gỡ, đối thoại, liên đới và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Kitô giáo và Hồi giáo”.

Toufic Baaklini, Chủ tịch của nhóm vận động mang tên ‘In Defense of Christians’ (Bảo vệ các Kitô hữu), cho biết trong một bài xã luận được phát hành vào ngày 7 tháng 7 rằng Tổng thống Erdogan “hoài niệm một cách không biện hộ về thời của Đế chế Ottoman”, và “kế hoạch của ông là một phần với tầm nhìn Hồi giáo của ông đối với đất nước”.

Tổng thống Erdogan đã đưa ra tuyên bố trong một bài phát biểu dài đầy những ám chỉ về lịch sử, địa lý và tôn giáo liên quan đến thế giới Hồi giáo lâu đời, Tiến sĩ Prodromou chỉ ra, khi tổng thống kết nối việc tái chuyển đổi Hagia Sophia với “sự phục hưng Hồi giáo” rộng lớn hơn nhiều.

Chẳng hạn, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đề cập đến các di chỉ lịch sử như Trận Manzikert – nơi mà Đế quốc Seljuk Turk đã giành chiến thắng quân sự mang tính quyết định trước Đế quốc Byzantine vào năm 1071 – Bukhara nằm ở Uzbekistan ngày nay và Andalusia ở Tây Ban Nha, một trung tâm giáo dục Hồi giáo thời trung cổ.

Tổng thống Erdogan đặc biệt chọn “những nhân vật lịch sử” này để thúc đẩy chiều sâu của lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ và “bao gồm các bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Á vào Đế chế Ottoman”, Tiến sĩ Prodromou nói.

Đó là bài diễn văn “tiên báo về sự giải phóng của toàn bộ thế giới Hồi giáo”, theo Tiến sĩ Prodromou.

Bài phát biểu bắt nguồn từ “quyền chủ quyền” của Thổ Nhĩ Kỳ để tái chuyển đổi Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia trong quá khứ Hồi giáo của nó, và nhằm mục đích “biện minh cho những gì ông [Erdogan] coi như là một hình thức của định mệnh tôn giáo, cũng như một mô hình địa chính trị đối với chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Tổng thống Erdogan “đang nỗ lực hợp nhất Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ theo cách thức tiếp thêm sinh lực cho hai nề tảng đó”, Tiến sĩ Prodromou nói về tham vọng chính trị của ông, và do đó nó mang ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề tự do tôn giáo, sự đối xử bình đẳng theo luật đối với các nhóm thiểu số tôn giáo và tôn trọng di sản văn hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhóm thiểu số Kitô giáo nói riêng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách như vậy. Dân số Thổ Nhĩ Kỳ phần đông là các tín đồ Hồi giáo dòng Sunni, với số lượng các tín hữu Công giáo, Công giáo Chính thống, và các giáo phái Kitô giáo khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong dân số.  Có chứ đến 2.000 Kitô hữu Chính thống Hy Lạp còn lại trong toàn bộ đất nước, Tiến sĩ Prodromou nói.

Bài phát biểu của Tổng thống Erdogan, bà nói, “đặc biệt là một tín hiệu rõ ràng đối với Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople”, cũng như “một tín hiệu vượt ra ngoài” đối với các nhóm thiểu số tôn giáo khác, “đó là về sự thống trị và bá quyền của Hồi giáo dòng Sunni ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Nó cũng nhằm mục đích “thúc đẩy sự chia rẽ” giữa các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo, vốn “không nên tồn tại”, Tiến sĩ Prodromou nói.

Và các mục tiêu được nêu trong bài phát biểu của Tổng thống Erdogan có thể ảnh hưởng đến không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, mà cả khu vực rộng lớn ở Trung Đông.

Trong bài phát biểu vào ngày 10 tháng 7, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ dự đoán rằng việc chuyển đổi Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia sẽ báo trước việc giải phóng đền thờ Hồi giáo al-Aqsa trên Núi Đền ở thành phố cổ Giêrusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo.

Tổng thống Erdogan coi Thổ Nhĩ Kỳ như là “người bảo vệ” các đền thờ Hồi giáo, Tiến sĩ Prodroou nói, cũng như người bảo vệ “tất cả những người Hồi giáo tìm cách đến và cầu nguyện ở đó”.

Do lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc vi phạm chủ quyền của các quốc gia láng giềng như Iraq, Kurdistan thuộc Iraq, Bắc Syria và Cyprus, Tiến sĩ Prodroou nói, “đây chính là một tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm như họ mong muốn” ở khu vực rộng lớn hơn và thậm chí vượt ra ngoài khu vực “nơi mà nó hiểu rõ các quyền chủ quyền của mình, thậm chí ngay cả khi những điều đó hoàn toàn trước ngược với luật pháp quốc tế”.

“Nó cũng là một sự bác bỏ mạnh mẽ sự hiểu biết của chủ nghĩa Kemal về chủ nghĩa thế tục, mà cuối cùng là về sự kiểm soát tôn giáo”, Tiến sĩ Prodroou nói về chính phủ thế tục trước đây vốn đã chuyển đổi Hagia Sophia thành một bảo tàng.

Hagia Sophia sẽ trở thành một đền thờ Hồi giáo vào ngày 24 tháng 7, một ngày “đầy rẫy những sự kiện mang tính biểu tượng”, Tiến sĩ Prodroou nói. Đó là ngày kỷ niệm Hiệp ước Lausanne, được ký kết vào năm 1923 sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Thế chiến I, vốn thiết lập biên giới của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại và bao gồm các biện pháp bảo vệ rõ ràng đối với các nhóm thiểu số Kitô giáo ở đó.

“Tổng thống Erdogan đã tuyên bố một cách gián tiếp – và ngày càng mang tính trực tiếp – rằng ông xem Hiệp ước Lausanne là một điều gì đó nên bị bãi bỏ”, Tiến sĩ Prodroou nói. Nó cũng là một tín hiệu đối với các đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia thành viên rằng Thổ Nhĩ Kỳ “không quan tâm đến việc tiếp tục trong bối cảnh của các hiệp ước vốn nhằm mang lại sự ổn định và trật tự trong khu vực”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết