Vị Hồng y người Dalit đầu tiên của Ấn Độ: Đức Phanxicô bày tỏ sự quan tâm đến 'những người nghèo nhất trong số những người nghèo'

Các Hồng y tập hợp trước khi khai mạc Công nghị vào năm 2014 tại Vatican. Hôm Chúa nhật ngày 29 tháng 5 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ bổ nhiệm 21 tân Hồng y vào tháng 8; 16 vị dưới 80 tuổi bao gồm Đức Giám mục Robert W. McElroy Địa phận San Diego (Ảnh: Paul Haring / CNS)

Các Hồng y tập hợp trước khi khai mạc Công nghị vào năm 2014 tại Vatican. Hôm Chúa nhật ngày 29 tháng 5 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ bổ nhiệm 21 tân Hồng y vào tháng 8; 16 vị dưới 80 tuổi bao gồm Đức Giám mục Robert W. McElroy Địa phận San Diego (Ảnh: Paul Haring / CNS)

Kể từ khi đắc cử, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được mô tả như một vị Giáo hoàng đầu tiên, và hôm Chúa nhật, ngài đã công bố vị Hồng y Ấn Độ đầu tiên là người Dalit – tên gọi dành cho nhóm người nằm dưới chế độ đẳng cấp truyền thống của Ấn Độ, những người trước đây được gọi là “những người không thể chạm tới” và đối mặt với sự phân biệt đối xử rộng rãi.

Đức Tổng Giám mục Anthony Poola Địa phận Hyderabad, thủ phủ của bang Telangana miền nam Ấn Độ, nằm trong số 21 tân Hồng y được vị Giáo hoàng người Argentina công bố vào ngày 29 tháng 5.

Trong nhiều năm nay, những người Công giáo thuộc giai tầng Dalit của Ấn Độ, đại diện cho 65% tổng số tín hữu Công giáo ở nước này, đã than phiền về việc không có đại diện trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội: Trong số 31 Tổng Giám mục của đất nước, chỉ có hai vị là người Dalit và trong số 215 Giám mục, chỉ có 11 vị.

Cuộc bổ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Poola có ý nghĩa đặc biệt khi xem xét sự tranh luận về việc bổ nhiệm các Giám mục ở một bang miền nam khác, Tamil Nadu, nơi một số nhóm hoạt động đã gay gắt tranh cãi về thực tế rằng chỉ có một Giáo phận trong số 18 Giáo phận có Giám mục là người Dalit.

“Ở một mức độ nào đó, quyết định này sẽ giúp chữa lành vết thương cho những ai cảm thấy chúng tôi bị gạt ra bên lề trong Giáo hội”, Đức Tổng Giám mục Poola phát biểu với Crux hôm thứ Hai. “Nhưng ở Tamil Nadu, họ đã đấu tranh để có được một vị Giám mục người Dalit trong 10 năm qua, vì thấy rằng vị Giám chức đó xuất thân từ ‘một nhóm thiểu số’, nhưng đại diện cho đa số người Công giáo địa phương. Tôi không chắc cuộc bổ nhiệm của tôi sẽ thay đổi lập trường của họ”.

“Tôi nghĩ rằng có một cảm giác tuyệt vời rằng đó là thánh ý của Thiên Chúa thông qua Đức Thánh Cha, và họ tôn trọng quyết định của ngài”, Đức Tổng Giám mục Poola tiếp tục. “Nhưng tôi thiết nghĩ họ vẫn hy vọng sẽ có được một Giám mục người Dalit trong khu vực”.

Theo phong cách đặc trưng của Đức Phanxicô, những người được bổ nhiệm không được thông báo trước rằng họ sẽ được vinh thăng vào Hồng y đoàn.

“Tôi phát hiện ra điều đó từ những người bạn từ Sardinia, họ đã gọi cho tôi và nói với tôi rằng họ đang xem TV và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến tên tôi!”, Đức Tổng Giám mục Poola nói. “Tôi đã nói với họ rằng đó ắt hản là tin tức giả. Và sau đó tôi lại nhận được một cuộc gọi khác từ Sicily. Và sau đó một số Linh mục ở Rôma đã gọi cho tôi. Và một lúc sau, Sứ Thần Tòa Thánh cũng gọi cho tôi”.

Cho đến khi Đại diện của Đức Thánh Cha trong nước, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli người Ý, gọi cho Đức Tổng Giám mục Poola, “Tôi biết đó không phải là tin giả!”, vị Hồng y tân cử mỉm cười nói.

“Đó chính là thánh ý của Thiên Chúa mà tôi khiêm tốn đón nhận: Tôi không xứng đáng”, Đức Tổng Giám mục Poola nói. “Tôi biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì sự tin tưởng của ngài. Tôi là Linh mục tại Giáo phận Cuddapah trong 16 năm rưỡi, sau đó tôi được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Kurnool trong 12 năm rưỡi. Cuối cùng, vào năm 2021, tôi đảm nhận trách nhiệm phụ trách Giáo phận Hyderabad. Tôi tin rằng việc bổ nhiệm tôi trở thành Hồng y là một đặc ân cho vùng Telugu và sẽ phát triển đức tin của Giáo hội tại Andhra Pradesh và Telangana”.

Đức Tổng Giám mục Poola cho biết đây là “tin vui mừng cho các tín hữu Công giáo Dalit cũng như cho toàn thể Giáo hội tại Ấn Độ. Tôi tin rằng nó sẽ mang sự khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô đên với nhiều người”. Vị Giám chức cũng coi đó là “dấu chỉ của sự trưởng thành” đối với Giáo hội Dalit ở Ấn Độ, vồn đã đề nghị một nghi thức phụng vụ thể hiện nền văn hóa và nền tảng của họ, ngoài việc yêu cầu sự đại diện nhiều hơn trong hàng Giáo phẩm của Giáo hội.

Đức Tổng Giám mục Poola tin chắc rằng “ít nhất một trong những lý do” ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô cất nhắc đó là thực tế rằng vị Đức Thánh Cha “luôn hướng về các vùng ngoại vi, hướng tới những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Tôi nói điều này vì bản thân tôi, vì tôi không xứng đáng, nhưng cũng vì khu vực tôi đang ở, vì nó là một trong những vùng nghèo nhất ở Ấn Độ, nhưng cũng là vùng có đông người Công giáo nhất”.

 Trong nhiều giờ sau thông báo của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Hồng y tân cử đã nhận được nhiều thông điệp chúc mừng, bao gồm từ một số người nói rằng họ đánh giá cao “sự giản dị, tinh thần sẵn sàng làm việc chăm chỉ của tôi và sự cải cách mà tôi đang cố gắng dẫn dắt trong Tổng giáo phận của mình, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em”.

“Tôi mong muốn và cầu nguyện rằng một số ‘sự thay đổi’ mới sẽ xảy ra trong khu vực của chúng tôi sau tin tức này, với sự hợp tác của các Hồng y anh em tôi ở Ấn Độ, và được Đức Thánh Cha truyền cảm hứng”, Đức Tổng Giám mục Poola nói.

Hôm Chúa nhật vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng ngài sẽ bổ nhiệm thêm hai tân Hồng y cho Ấn Độ trong Công nghị sẽ được tổ chức tại Rôma vào ngày 27 tháng 8: Đức Tổng Giám mục Poola và Đức Tổng Giám mục Filipe Neri Ferrão, Tổng Giám mục Địa phận Goa và Daman, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám mục theo nghi lễ Latinh của Ấn Độ. Điều này có nghĩa là vào cuối mùa hè, Ấn Độ sẽ có sáu Hồng y, trong đó có năm vị dưới 80 tuổi, đủ điều kiện bỏ phiếu trong Mật nghị bầu chọn tân Giáo hoàng.

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, có một cộng đồng Công giáo tương đối nhỏ bé: Họ chiếm khoảng 20 triệu người, chiếm 1,5% tổng dân số. Tuy nhiên, vào tháng 8, Ấn Độ sẽ có mối quan hệ thống kê với Brazil để trở thành quốc gia có nhiều đại diện thứ ba trong Hồng y đoàn, dẫn đầu bởi Ý (20) và Hoa Kỳ (10).

 Mexico và Philippines, nơi có 1/5 trong tổng số 1,2 tỷ người Công giáo trên thế giới, kém xa các nước này, với lần lượt là 3 và 2 vị Hồng y được bầu chọn.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết