Thậm chí ngay cả giải pháp một phần đối với vấn đề cũng có thể mở đường cho việc nối lại mối quan hệ ngoại giao gần 70 năm. Các cuộc đàm phán giữa hai phái đoàn, lần đầu tiên kể từ một cuộc họp ở Bắc Kinh vào tháng 12, đã diễn ra lặng lẽ tại Rome trong những ngày gần đây, các nguồn tin cho biết. Vatican đã không công bố các cuộc đàm phán. Các nguồn tin của Vatican cho biết rằng hiện vẫn chưa có ý tưởng rõ ràng về thời điểm khi mà thỏa thuận này có thể được ký kết nhưng cuộc đối thoại hiện vẫn đang tiếp diễn.
Người Công giáo ở Trung Quốc đã bị chia rẽ giữa các cộng đồng “hầm trú” vốn công nhận Đức Giáo Hoàng và những người thuộc Hội Công giáo Yêu nước do nhà nước kiểm soát, nơi mà các giám mục sẽ được chính phủ chỉ định phối hợp với các cộng đồng Giáo hội địa phương.
Một giải pháp thậm chí một phần đối với vấn đề hóc búa về việc bổ nhiệm các giám mục có thể mở đường cho việc cuối cùng nối lại các mối quan hệ ngoại giao gần 70 năm sau khi bị cắt đứt trong cuộc tiếp quản của cộng sản Trung Quốc.
Trong khi không phải là một phần của các cuộc đàm phán hiện tại, các mối quan hệ đầy đủ sẽ tạo ra cho Giáo hội một khuôn khổ pháp lý để chăm sóc đối với tất cả 12 triệu người Công giáo Trung Quốc theo như ước tình và đồng thời chuyển sang việc tập trung vào vấn đề tăng trưởng của Giáo hội Công giáo ở một đất nước nơi mà các nhà thờ Tin Lành hiện đang phát triển một cách nhanh chóng.
Phía Vatican đã bày tỏ mối quan ngại đối với những hạn chế, bao gồm cả việc cấm trẻ vị thành niên không có thân nhân đi cùng bước vào các nhà thờ ở một số khu vực, một trong những nguồn tin cho biết.
Quả thực không thể tiếp cận với bất kỳ thành viên nào của phái đoàn Trung Quốc. Luật về các vấn đề tôn giáo vốn có hiệu lực vào tháng 2 đã gia tăng sự giám sát chính thức đối với vấn đề giáo dục tôn giáo và thực hành tôn giáo, đồng thời đưa ra những hình phạt khắc nghiệt hơn đối với những thực tiễn không được chính quyền phê chuẩn.
Một số nhà lãnh đạo Giáo hội châu Á đã chỉ trích kịch liệt đối với việc tái thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa Vatican với Trung Quốc.
Một trong những người thẳng thắn nhất đó chính là Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, nguyên Tổng giám mục Hồng Kông, người đã cáo buộc Rome “bán rẻ” Giáo hội cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các quan chức Vatican nhận thức rõ về các cuộc đàm phán đã bác bỏ những cáo buộc của ĐHY Zen. Họ cho biết rằng thỏa thuận mà họ đang nỗ lực thực hiện quả là không hoàn hảo nhưng sẽ là một bước quan trọng trong nhiệm vụ của Vatican nhằm chăm sóc những nhu cầu về mặt tâm linh của tất cả mọi tín hữu Công giáo Trung Quốc.
Minh Tuệ chuyển ngữ