Vatican và Trung Quốc: Đối thoại và đàm phán

Cộng đồng Công giáo Trung Quốc, cùng với các giám mục của họ – cả hai đều được công nhận và không được chính phủ thừa nhận – đều ủng hộ việc đối thoại với chính quyền. Nhưng cuộc đối thoại sẽ vẫn đơn thuần chỉ là mang tính lý thuyết, nếu nguy cơ về một cuộc đàm phán thực sự để xây dựng lợi ích chung không được chấp nhận, như ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (6)Việc đối thoại cởi mở và tôn trọng là một thái độ cho phép chúng ta chấp nhận người khác trong sự đa dạng của họ, thừa nhận đặc tính và sứ mạng của họ: việc cùng đồng hành với nhau giúp chúng ta được trở nên phong phú, mỗi người trong chức năng của người kia. Đối với cuộc đối thoại thực sự, mỗi người cần phải được đảm bảo trong bản sắc riêng của mình, và thừa nhận đặc tính của người khác. Cuộc đối thoại thực sự diễn ra trong năng động lực của Mầu nhiệm Nhập Thể, qua đó Thiên Chúa đối thoại với con người và tìm kiếm họ, để thiết lập với họ một mối quan hệ mang lại ơn cứu độ.

Mặt khác, việc đàm phán – theo ĐTC Phanxicô – là một cách thức thực tế để tiến hành, mà trong đó mỗi người tìm kiếm việc đạt được một điều gì đó từ người khác: việc đàm phán luôn luôn nói về việc làm thế nào để có được “phần lớn hơn trong chiếc bánh”, để rồi sau đó mới tiến hành đàm phán. Nhưng điều này cần phải được thực hiện theo cách thức mà mọi người đưa ra một “người chiến thắng”. Và vì vậy mọi thương lượng, và mọi điều kiện theo sau đó, sẽ luôn không phải lúc nào cũng hoàn hảo, tạm thời, giống như một vòng xoáy trong một tiến trình dài vốn đang được xây dựng trong một khoảng thời gian dài.

Nhất quán với phong cách truyền thông cởi mở và tôn trọng của mình, phong cách chấp nhận người khác trong sự đa dạng của họ, phong cách của việc công nhận đặc tính và sứ mạng của mỗi người, ĐTC Phanxicô đã tiếp tục cam kết thúc đẩy và duy trì đối thoại chính thức với chính phủ Trung Quốc. Bằng cách này, cuộc đàm phán thực sự đã bắt đầu trở lại, một cuộc đàm phán trong sự thật chưa bao giờ là điều dễ dàng, và đôi khi thậm chí còn bị gián đoạn đột ngột. Trên thực tế, điều đó đã xảy ra khi hai bên dôi khi đã lặp lại những ý định tốt đẹp của họ đối với việc đối thoại và đạt được thỏa thuận; nhưng rồi, tại thời điểm cần phải thông cảm lẫn nhau, đã phải lùi lại vì một số trở ngại.

Tại thời điểm này, quả thực đáng để chỉ ra rằng một bộ phận trong Giáo Hội ở Trung Quốc, không chỉ riêng trong cộng đồng “chính thức”, mà còn trong cả cộng đồng “không chính thức”, đã vô cùng hoan nghênh cuộc đối thoại vốn đã được thực hiện. Mặc dù sẽ rất nguy hiểm khi nói về tỷ lệ phần trăm, người ta có thể chú ý đến ý kiến của các Giám mục Trung Quốc, cho dù được thừa nhận hay không được Chính phủ công nhận, những người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc nối lại đối thoại và cuối cùng dẫn đến một Thỏa ước.

Một giám mục được chính phủ công nhận, một người đã rất hoan nghênh tin tức về việc nối lại đối thoại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, đã chỉ ra rằng đa số người Công giáo đều ủng hộ ĐTC Phanxicô và Đối thoại Trung Quốc-Tòa Thánh, và họ đang cầu nguyện không ngừng để một thỏa thuận có thể đạt được.

Một giám mục khác, không được Chính phủ công nhận, đã chỉ ra rằng việc nối lại đối thoại là một điều tốt đẹp. Hiện nay, rõ ràng chúng ta cần phải xem xét các sự kiện, chứ không chỉ là những lời nói. Nhưng việc nhìn và nói chuyện với nhau thì tốt hơn là chẳng ngó ngàng gì đến nhau, bởi vì chỉ bằng cách nhìn và nói chuyện với nhau thì mọi vấn đề mới có thể được giải quyết.

Và điều này chính là nghệ thuật đối thoại năng động và đầy khó khăn: đối thoại cho phép chúng ta được trở nên gần nhau hơn, để nhận biết đặc tính của người kia và làm quen với bản sắc riêng của họ, do đó, bằng cách tham gia vào việc đối thoại, ý định đối với nhau được trở nên sáng tỏ, ngoài những lời lẽ lễ nghi thông thường. Điều đó cũng khá bình thường, với sự năng động của một cuộc đối thoại, đối với các Bên đôi khi tình hữu nghị giữa họ dần phai nhạt, bởi vì cảm giác đã nhượng bộ quá nhiều đối với bên kia, đã từ bỏ những nhu cầu chính đáng của họ, và để hiện diện và bảo vệ tốt hơn kỳ vọng của riêng họ.

Tuy nhiên, để có thể đạt được một giải pháp vốn có thể chấp nhận được cho cả hai Bên, họ thậm chí phải sẵn sàng sửa đổi những gì là thái quá trong tất cả những kỳ vọng của riêng họ. Về phần mình, điều này có nghĩa là Giáo hội cần phải phân biệt giữa những gì là cần thiết đối với đức tin Kitô giáo, và những gì là không cần thiết. Một cuộc đối thoại nghiêm túc và chân thành có thể hoạt động khi mỗi Bên chấp nhận đối tác của họ, tôn trọng sự cương quyết của cuộc thảo luận và những ý kiến khác nhau, và đồng thời tìm hiểu những lý do chính đáng vốn là cơ sở của các đề xuất khác nhau cho các giải pháp đối với những vấn đề.

Tất cả điều này có thể vô cùng mệt mỏi. Chỉ với tinh thần tin tưởng lẫn nhau và tinh thần quảng đại thì nhịp điệu của cuộc đối thoại mới có thể được duy trì trong quá trình của vô số các phiên hội nghị diễn ra thường xuyên và mệt mỏi vốn tạo nên các cuộc đàm phán. Cả hai bên phải duy trì hành vi mang tính trách nhiệm này, duy trì sự điềm tĩnh khi sự đồng thuận có vẻ như xa vời, hoặc thậm chí không thể đạt được, củng cố những bước tiến nhỏ vốn mang họ đến gần nhau hơn, luôn luôn duy trì một thái độ tích cực vốn nuôi dưỡng sự tin tưởng ngày càng gia tăng với sự chân thành của Bên kia.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết