Vatican và Nhà Trắng hiện nay đang thuộc về các nền văn hóa rất khác nhau

So với Tổng thống Trump, “Hội Thánh Công Giáo thuộc về nền văn hóa khác và tất cả các Kitô hữu phải mạnh mẽ trong việc tái khẳng định thông điệp này”. Đó là lời của Đức Tổng Giám mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trong cuộc phỏng vấn của Tv2000 hôm qua, 01/02/2017.

20170202ducgiaohoang

Cho đến thời gian gần đây, Tòa Thánh khuyến khích mọi người thận trọng và khôn ngoan quan sát các hành động của tân Tổng thống Hoa Kỳ, thay vì vội vã tung hô hay chỉ trích ông ta. Bây giờ, các hành động cụ thể đầu tiên của tân Tổng thống Hoa Kỳ đã xảy ra: các lời hứa khi tranh cử bắt đầu được thực hiện.

Trong bối cảnh đó, rất đáng chú ý câu trả lời của Đức Tổng Giám mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho câu hỏi của Tv2000 về các quyết định đầu tiên của Tổng thống Trump, liên quan đến việc mở rộng bức tường dọc theo biên giới với Mexico và liên quan đến lệnh cấm tạm thời việc nhập cư vào Mỹ của người dân đến từ 7 quốc gia Hồi giáo. Câu trả lời này được coi là phản ánh lập trường rõ ràng, xác định và quan trọng của Tòa Thánh đối với những hành động đầu tiên của ông Trump trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ.

Đức Cha Angelo Becciu, với sự thanh thản và dịu dàng, nhưng rất rõ ràng và dứt khoát, đã nói: “Có mối quan tâm bởi vì chúng tôi là sứ giả của nền văn hóa khác, nền văn hóa cởi mở“.

Sau đó, Đức Cha Becciu nói thêm: “Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh đến khả năng hội nhập của người nhập cư, những người đến trong xã hội của chúng tôi và trong nền văn hóa của chúng tôi. Chúng ta là những người xây dựng những chiếc cầu, chứ không phải các bức tường! Tất cả các Kitô hữu phải mạnh mẽ trong việc tái khẳng định thông điệp này“.

Như thế, đây không phải là một phản ứng có tính luận chiến, mà là ý chí xác định một giới hạn. Những lời của Đức Tổng Giám mục Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã xác định một ranh giới, rằng mặc dù không bao giờ từ chối đối thoại, lập trường của Giáo hội Công giáo luôn là kiến tạo sự cởi mở và gặp gỡ, là xây dựng các cây cầu chứ không phải các bức tường; do đó, Tòa Thánh không đồng lập trường với những người khẳng định, thúc đẩy và hỗ trợ những điều trái với cách nhìn tôn trọng con người và phẩm giá con người.

Đối với Tòa Thánh, rõ ràng câu trả lời cho câu hỏi về quyết định xây dựng bức tường đầy đe dọa dài đến 3.200km, là quan trọng và tinh tế. Nhưng điều Vatican hoàn toàn không thể chấp nhận, bây giờ và mãi mãi, chính là ý thức hệ làm nền tảng cho quyết định đó: ý thức hệ đề cao sự chia rẽ, sự đối kháng, sự tách biệt, coi người khác như là mối đe dọa.

Đối với Toà Thánh, trong bối cảnh chung của Huấn quyền của Đức Giáo hoàng Phanxico, sẽ là không thể chấp nhận được – không cần biết nó đến từ đâu – mọi sự thiết lập các mối quan hệ của con người dựa trên sự phủ định người khác, gạt họ ra bên lề hoặc từ chối họ, với những định kiến phân biệt đối xử thường được khai thác cho các mục đích kinh tế hay chính trị, dân tộc, tôn giáo, xã hội.

Về phía Công giáo, điều đó, về căn bản, tất nhiên không loại trừ đối thoại ngay cả với những người có suy nghĩ ngược lại, nhưng nên biết rằng chúng ta không thể vượt qua ranh giới của phẩm giá con người; phẩm giá đó được thực hiện trong tình huynh đệ, trong sự thống nhất căn bản của phận người, trong các cuộc gặp gỡ và trong tình liên đới.

Những lời của Đức Cha Becciu là một thông điệp hy vọng cho tất cả mọi người, và đồng thời cũng là một lời cảnh báo, đặc biệt là đối với những người, trong những ngày này, bằng các loại ngụy biện, cố gắng giảm thiểu sự nghiêm trọng trong những quyết định của ông Trump khi nói: “Cuối cùng, ngay cả Vatican sẽ đồng ý với Tổng thống mới của Mỹ”.

Vì vậy, sẽ là chẳng có ý nghĩa gì khi nói về Đức Thánh Cha Phanxicô như là một đối thủ, đối nghịch và ngăn cản chính phủ mới của Mỹ. Vị Tổng thống mới của Hoa Kỳ, trước tiên và trên hết, là một vấn đề liên quan đến người dân Mỹ và cử tri Mỹ, dù họ còn trẻ hay đã già, những người đã bỏ phiếu chọn ông. Ông chịu trách nhiệm với họ chứ không phải với người Công giáo trên thế giới hoặc với Vatican.

Điều duy nhất không thể chối cãi, đó là giữa Nhà Trắng và Tòa Thánh đang có những điểm khác biệt quan trọng về lập trường: cho đến nay, các quan điểm được thể hiện qua các hành động cụ thể liên quan đến giá trị phẩm giá con người và việc tôn trọng phẩm giá ấy, là rất khác nhau giữa hai bên.

L.B.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết