Vatican và các Giáo sĩ Israel đưa ra lời kêu gọi chung để bảo vệ phẩm giá của trẻ em

ROME – Các nhà lãnh đạo đến các từ cộng đồng Do Thái và Công giáo đã gặp nhau tại Vatican vào hồi tuần trước để thảo luận về những điều mà các cộng đồng của họ có thể làm để bảo đảm phẩm giá cũng như sự phát triển của trẻ em, những người, lãnh đạo ở cả hai bên đều nhấn mạnh, chính là tương lai của xã hội nhưng vẫn còn dễ bị tổn thương trong việc tự bảo vệ bản thân.

20180914T1012-20233-CNS-POPE-SYRIA-AID_800-690x450Ủy ban song phương về quan hệ Do Thái giáo-Công giáo đã gặp gỡ tại Vatican từ ngày 18-20 tháng 11 để thảo luận về chủ đề, “Phẩm giá của con người: Giáo huấn Do Thái và Công giáo về trẻ em”.

Các đoàn đại biểu đến từ Israel do Rabbi Rasson Arusi dẫn đầu, và Tòa Thánh, do Đức Hồng y Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự  Phát triển Con người Toàn diện của Vatican, đã gặp nhau vào ngày 20 tháng 11.

Cuộc họp tập trung chủ yếu vào quyền và phẩm giá của trẻ em dưới ánh sáng của Công ước năm 1989 về Quyền trẻ em.

Trong một tuyên bố chung sau cuộc thảo luận, các tham dự viên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận “tính bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như tính bất khả xâm phạm của phẩm giá con người” mà họ nhấn mạnh là đã được thể hiện đầy đủ trong mối tương quan của một người với Thiên Chúa và với người khác.

Trong tuyên bố, họ nói rằng, có một nghĩa vụ đặc biệt đối với việc chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, “những người bảo đảm cho hậu thế” nhưng lại là những người “chưa thể thể hiện hết tiềm năng của mình và chưa thể tự bảo vệ mình”.

“Phẩm giá cá nhân” của trẻ em phải được tôn trọng, họ nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng trẻ em cũng phải được tiếp xúc với nhiều nguồn lực nhất có thể để giúp họ phát triển.

Trẻ em không chỉ phải được nhận sự yêu thương và sự quan tâm phù hợp, nhưng chúng phải được tham gia ở một mức độ nhận thức và thực tế, họ nói. Và để điều này xảy ra, “các mối quan hệ yêu thương chân thực và ổn định” là hết sức cần thiết, cũng như việc tiếp cận với dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sự an toàn và giáo dục phù hợp, bao gồm cả sự hình thành tôn giáo.

Các phái đoàn nhấn mạnh rằng phụ huynh và các nhà giáo dục, cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người có trách nhiệm hướng dẫn, có một “trách nhiệm đặc biệt liên quan đến sự phát triển về luân lý và tinh thần của đứa trẻ”.

Một phần của sự tăng trưởng này, họ nói, đồng nghĩa với việc tìm kiếm sự cân bằng giữa việc cho phép trẻ em có quyền tự chủ hoàn toàn và tự do lựa chọn, đồng thời đảm bảo rằng chúng được bảo vệ và có “sự hướng dẫn kỷ luật” khi chúng học hỏi và phát triển.

“Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta phải kiềm chế bất kỳ hình thức thương mại hóa nào đối với một người khác, người mà phẩm giá của họ phải luôn luôn được coi như là một mục tiêu trong chính bản thân họ”, các phái đoàn cho biết, đồng thời cũng nhấn mạnh thêm rằng để một sự phát triển tinh thần lành mạnh diễn ra, trẻ em phải được giáo dục trong những truyền thống mà người Công giáo và người Do Thái chia sẻ.

Các chủ đề khác được đề cập trong cuộc họp là những câu hỏi về luân lý liên quan đến những vấn đề vào lúc cuối đời. Một bài thuyết trình theo quan điểm liên tôn đã được soạn thảo về chủ đề này, đưa ra một sự tương quan đặc biệt đối với “những nguy hiểm” của việc hợp pháp hóa vấn đề an tử và trợ tử, thay vì khám phá việc chăm sóc giảm nhẹ với “sự tôn trọng tối đa đối với sự sống được Thiên Chúa trao ban”.

Mặc dù chủ yếu giới hạn ở những người cao tuổi bị bệnh giai đoạn cuối, vấn đề an tử ở trẻ em lần đầu tiên được hợp pháp hoá ở Hà Lan vào năm 2005 đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em mắc những căn bệnh khó qua khỏi, và 9 năm sau đó, vào năm 2014, Bỉ cũng đã làm điều tương tự, sửa đổi Đạo luật An tử để bao gồm quyền của trẻ vị thành niên đối với vấn đề an tử, một quyết định thúc đẩy sự tranh cãi toàn cầu.

Trong tuyên bố của họ, các phái đoàn kêu gọi việc học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn cũng như tìm hiểu văn kiện Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’, trong đó Giáo Hội chính thức thừa nhận rằng Do Thái giáo không chịu bất kỳ tội lỗi nào trong cái chết của Chúa Giêsu.

Điều này và các văn bản khác về quan hệ Công giáo – Do Thái giáo, họ nói, “cần được phổ biến rộng rãi và được truyền bá khắp cả hai cộng đồng, tạo động lực cho sự hòa giải và hợp tác giữa người Do Thái và người Công giáo để cải thiện sự trung thành và xã hội của họ nói chung”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết