Theo các blogger nổi tiếng, các cơ quan của Tòa Thánh đang giả định những phong cách và sắc thái tương tự như của các tờ báo Trung Quốc. Trong cuộc đối thoại Trung Quốc-Vatican, các chiến dịch báo chí đã kích động chủ đề, nhưng không ai biết kết quả.
Bắc Kinh (AsiaNews) – Vatican Radio có nguy cơ mang cùng một phong cách và sắc thái như các tờ báo Trung Quốc. Đây chính là một sự lưu ý đầy mỉa mai và khôi hài của một linh mục blogger nổi tiếng người Trung Quốc, Shanren Shenfu. Trong một bài đăng trên tài khoản blog của mình gần đây, linh mục Shenfu đã bình luận về một mục tin được đăng trên Vatican Radio (hay tốt hơn là “Vatican news”), có tựa đề “Cuộc đối thoại với Trung Quốc: không có chiếc đũa thần” vào ngày 2 tháng 5. Bài báo theo dấu những sắc thái ngoại giao quá khứ của Giáo Hội ở Trung Quốc và những nỗ lực đối thoại đã bắt đầu vào những năm 1980 giữa Tòa Thánh và chính phủ Bắc Kinh. Nhấn mạnh rằng nó là cần thiết “nỗ lực để không thúc đẩy cuộc xung đột chính trị”, bài viết nói về những cuộc bách hại trong quá khứ như là “giai đoạn lịch sử đặc biệt tương phản và nguyên nhân đau khổ dữ dội đối với nhiều linh mục và tín hữu”. Giai đoạn hiện nay, với việc thực hiện các quy định mới, với việc các nhà thờ và Thánh giá bị phá hủy và với việc cấm trẻ em dưới 18 tuổi đi nhà thờ, được xem như là “dấu hiệu của một sự thắt chặt nhất định”. Nhà Blogger của chúng ta kết luận: “Bởi vì Vatican Radio đã tự thể hiện theo một phong cách kỳ lạ, chúng ta nên nhìn, kỳ vọng và tin tưởng vào ai?”.
Về chủ đề “Trung Quốc-Vatican”, rất ít khi được biết đối với một người bình thường như tôi để viết thêm vào. Làn sóng của sự chú ý của giới truyền thông đã thúc đẩy sự quan sát sôi nổi, gây ra những khoảnh khắc dữ dội vốn đã theo sau những thứ khác. Tuy nhiên, do thiếu minh bạch, tất cả mọi ý kiến cuối cùng chỉ là những giả thuyết khác nhau, và không có tin tức về bất kỳ kết quả cụ thể nào.
Nhưng đột nhiên hôm nay tôi đọc một bài báo trên Vatican Radio, mà tiêu đề thậm chí còn sử dụng từ “chiếc đũa thần”. Phản ứng đầu tiên của tôi đó là nghĩ rằng tên gọi này đã được xem xét một cách nghiêm túc, và ngụ ý ý nghĩa của việc “bạn khuấy động, nhưng tôi sẽ không khuấy động” hoặc “bạn có thể khuấy động, nhưng tôi không thể khuấy động” [i]. Nhưng suy nghĩ thêm một chút nữa, có vẻ như tác giả Vatican không nói đùa: có lẽ anh ta nghĩ điều đó là khôi hài?!
Tính thiêng liêng của chủ đề đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican – một chủ đề rất nghiêm trọng và bất khả xâm phạm – đột nhiên rơi xuống mức thấp nhất, chính bởi vì một phương tiện truyền thông của Vatican đã nói về việc “phất chiếc đũa thần”. Sắc thái này sẽ là phù hợp nếu như nó được tuyên bố bởi các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Đây thậm chí sẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên nếu như nó được viết bởi Gianni Valente của Vatican Insider. Nhưng một tựa đề như vậy lại xuất hiện ngay trên Vatican Radio quả là điều rất đáng ngạc nhiên.
Chúng tôi không bao giờ đánh giá thấp tiêu đề của một bài báo, bởi vì xã hội ngày nay đã giảm xuống tới mức chỉ còn đọc các tiêu đề. Một cách có chủ ý, nhiều biên tập viên đã lựa chọn những tiêu đề cụ thể để thu hút sự chú ý, và vì vậy họ được gọi là “những người thao tác tiêu đề”. Nhờ những “người thao tác” này, nhiều độc giả chỉ quan tâm đến việc xem tựa đề. Nhưng Vatican Radio thì lại nghiêm trọng hơn, họ luôn luôn nghiêm trọng với cả vấn đề tiêu đề lẫn nội dung: và trên hết, Vatican Radio đại diện cho chính Vatican, chứ không chỉ riêng bất kỳ nhà báo nào.
Tại sao tôi ngạc nhiên bởi tiêu đề này? Trước hết, bởi vì tôi không nghĩ rằng Vatican lại có một não trạng tranh đấu trong các cuộc đàm phán, trong khi đối tác của nó dường như là hống hách và hung hăng. Thứ hai, những người đại diện cho Vatican trong các cuộc đàm phán chắc chắn không phải là những phù thủy hay pháp sư, vậy làm thế nào một cam kết thiêng liêng như vậy lại có thể được xác định bởi chính họ như là một “cây đũa thần”?
Điểm thứ ba và quan trọng nhất đối với các tín hữu Trung Quốc đó là Vatican Radio đại diện cho tiếng nói của Giáo hội, nhưng giờ đây nó được thể hiện bằng một sắc thái phù hợp với ý kiến và lợi ích của bên kia, đồng thời gợi ý rằng trong các cuộc đàm phán Vatican luôn ngạo mạn. Điều này trái ngược với lương tâm của chúng ta, là những người tín hữu bình thường của Giáo Hội Trung Hoa.
Trong các cuộc đàm phán, thông qua các chiến dịch truyền thông, nhiều vụ việc “phá đổ Vạn Lý Trường Thành và mang lấy gánh nặng” đã gây ra một sự tổn thương đối với lương tâm của Giáo Hội Trung Hoa [ii]
Nhưng giờ đây, Vatican Radio đã tự thể hiện mình một cách kỳ lạ, chúng ta nên nhìn vào ai, cậy dựa và tin tưởng vào ai? Tôi luôn luôn thích nghĩ rằng Vatican đang tìm kiếm những phức thức mới, chấp nhận tinh thần khoan dung và chịu sự bẽ mặt để đạt được sự thống nhất và hiệp thông của Giáo hội Trung Hoa. Tuy nhiên, tôi không muốn thấy Vatican, ngoài việc chấp nhận sự khoan dung và sự sỉ nhục, cũng bị ép buộc phải chấp nhận sự phỉ báng khi nói rằng “nó sẽ không vẫy chiếc đũa thần chống lại Trung Quốc”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
———
[i] Tác giả sử dụng một thành ngữ của Trung Quốc để chỉ ra cuộc xung đột giữa thẩm quyền tinh thần của Giáo hội và Đức Giáo Hoàng và thầm quyền của chính phủ Trung Quốc, được xem như là một sự loại trừ lẫn nhau.
[ii] Những kẻ phá hủy Vạn Lý Trường Thành đã tự lên án cái ách của những người Mông Cổ. Tác giả sử dụng hình ảnh này để chỉ ra rằng trong các cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican, dường như phía Vatican đã phá hủy các quy tắc của chính họ bằng cách tự khuất phục đối với “cái ách” của Bắc Kinh.