Vatican nỗ lực ngăn chặn cảnh chết chóc liên tục xảy ra tại Địa Trung Hải

Hiện tượng nhập cư bất hợp pháp và cuộc khủng hoảng của những người tị nạn, đã kêu gọi một số chính phủ phản ứng lại với hai tình huống khẩn cấp toàn cầu này. Vatican đang góp phần vào một công cụ quốc tế gọi là ‘Global Compacts’ (Hiệp Ước Toàn Cầu), hai hiệp ước toàn cầu vốn cần phải được thông qua trước cuối năm 2018 và phục vụ những người tị nạn và những người nhập cư.

LINH MỤC FABIO BAGGIO

Phó Tổng Thư Ký, Thánh Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện

“Chúng ta hãy nghĩ đến những nghĩa trang lớn nhất thời đại ngày hôm nay, như những vùng sa mạc, những nơi mà những người nhập cư phải băng qua, kể cả vùng Biển Địa Trung Hải … Một mặt, xã hội đang yêu cầu chúng ta cần phải hành động ngay lập tức để giải cứu những người tị nạn; nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải làm rõ và mở rộng các kênh pháp lý và các biện pháp an ninh vốn đảm bảo rằng những người tị nạn được an toàn và không phải mạo hiểm tính mạng của mình”.

Thánh Bộ về di dân và người tị nạn của Vatican này, được trực tiếp chỉ đạo bởi Đức Giáo Hoàng, quyết tâm ủng hộ mọi hành động nhằm giải cứu được càng nhiều người càng tốt. Để ghi nhớ tầm quan trọng của cam kết này, Thánh Bộ này đã lưu giữ chiếc áo phao cứu hộ này mà một nhân viên cứu hộ người Tây Ban Nha đã trao cho ĐTC Phanxicô. Đó là chiếc áp phap của một bé gái Syria sáu tuổi đã thiệt mạng tại Địa Trung Hải.

Để hoàn thành sứ mạng của mình, họ đang tận dụng tất cả mọi nguồn lực của Vatican trong tầm tay của mình. Mục tiêu là đưa vào thực tiễn 20 điểm trong ‘Hiệp Ước Toàn Cầu’ bằng bốn động từ mà ĐTC Phanxicô đã đề xuất cho Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới: chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập.

LINH MỤC FABIO BAGGIO

Phó Tổng Thư Ký, Thánh Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện

“Chúng tôi đã thông báo cho Đức Thánh Cha Phanxicô về công việc của chúng tôi. ĐTC Phanxicô muốn chúng tôi ‘tiếp tục theo đuổi’ công việc của mình phù hợp với Sứ điệp nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới và tài liệu này có tất cả 20 điểm chính. Chúng tôi liên hệ chặt chẽ với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để những điểm chính yếu này trở thành một phần trong chiến dịch nâng cao nhận thức của chúng ta, vốn phải có khả năng tác động, ít nhất là theo các mục tiêu của chúng ta, và tương ứng với cộng đồng quốc tế”.

20 điểm chính này đặc biệt tập trung vào việc thiết lập các kênh an toàn và hợp pháp cho những người hiện đang phải trốn chạy khỏi cảnh chiến tranh, cảnh đói kém hoặc bạo lực tràn lan và đang được đề xuất với các chính phủ trên toàn thế giới. Như lịch sử đã chứng minh, đó không phải là điều mới mẻ đối với Giáo Hội để rộng mở những cánh cửa cho những người tị nạn. Đó là lý do tại sao Cha Baggio đã nói về việc đưa các thông lệ tốt đẹp trở nên có hiệu lực để chứng tỏ khả năng hội nhập là hoàn toàn có thể.

LINH MỤC FABIO BAGGIO

Phó Tổng Thư Ký, Thánh Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện

“Không hề có chuyện thêu dệt quá sự thật, có hàng triệu người đã nhận được sự giúp đỡ của Giáo hội Công giáo hoặc thông qua các hội dòng tôn giáo hoặc các uỷ ban và các văn phòng của các Giáo hội địa phương. Nhiều cơ sở đã được dành riêng cho những người nhập cư hoặc các tổ chức Công Giáo, chẳng hạn như Caritas. Có vô số những trải nghiệm tích cực mà chúng tôi đã góp nhặt được từ tất cả các quốc gia và khu vực và chúng tôi sẽ cố gắng dẫn chứng những trải nghiệm ấy trong một báo cáo mà chúng tôi muốn công bố vào năm tới”.

Công cụ đầu tiên giúp đỡ họ trong công việc của họ đó là các giáo xứ. Đây là cánh cửa đầu tiên đón chào những người đến từ các quốc gia khác và ở đây họ gặp gỡ cánh tay rộng mở đầu tiên của họ. Từ kinh nghiệm này, Vatican muốn chứng minh rằng các chính sách quốc tế thay đổi có lợi cho những người yếu đuối chính là một lời kêu gọi khẩn cấp.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết