Hiện nay, có hơn 216,000 trường Công giáo và 1,800 trường đại học Công giáo trên khắp thế giới “với số sinh viên vượt quá 60 triệu học sinh đến từ mọi nhóm tín ngưỡng và tôn giáo”. Vatican đề nghị tất cả các trường học này phải “nhân bản hoá giáo dục”, giúp mỗi học sinh phát triển tài năng của mình và đồng thời khám phá ra ơn gọi của họ trong khi nhận thức được rằng những tài năng và ơn gọi này được sáng kiến để phục vụ cộng đồng cũng như vấn đề công ích cho tất cả mọi người.
ROME – Các trường Công giáo và các trường đại học đã được Tòa Thánh đề nghị phải dẫn đầu trong các mạng lưới giáo dục tiên phong vốn coi trọng nhân cách và tài năng cá nhân, đồng thời giúp sinh viên nhận thấy những quà tặng của họ có thể đóng góp cho vấn đề công ích như thế nào.
Bộ Giáo dục Công giáo đã đưa ra các chỉ dẫn rộng rãi trong tài liệu “Giáo dục với Chủ nghĩa nhân bản Huynh đệ” (Educating to Fraternal Humanism), được công bố tại Vatican ngày 22 tháng 9.
“Tài liệu nhấn mạnh tính cấp bách và sự cần thiết nhằm nhân bản hóa giáo dục, tạo thuận lợi cho một nền văn hóa của sự gặp gỡ và đối thoại”, Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi, Tổng Trưởng của Bộ Giáo dục Công giáo, phát biểu với các phóng viên. Tin tưởng chắc chắn rằng ơn cứu độ của Đức Kitô đã mở ra cho tất cả mọi người, các trường học Công giáo phải là những tác nhân đối với “niềm hy vọng toàn cầu hoá”, giáo dục những người trẻ tuổi để thúc đẩy tinh thần liên đới, tình huynh đệ cũng như việc quan tâm đối với môi trường.
Hiện tại, có hơn 216.000 trường Công giáo “với số sinh viên vượt quá 60 triệu học sinh đến từ mọi nhóm tín ngưỡng và tôn giáo”, ĐHY Versaldi cho biết. Ngoài ra, có khoảng 1.800 trường đại học Công giáo trên khắp thế giới.
Tài liệu mới miêu tả “sự cần thiết phải gìn giữ những điều tốt đẹp của những người khác như là của chính mình” như là “một ưu tiên rõ ràng đối với chương trình nghị sự chính trị của hệ thống dân sự của chúng ta”, và một số trường Công giáo đã được trang bị đầy đủ để giúp nuôi dưỡng qua việc giáo dục học sinh với các giá trị Kitô giáo.
Đối với Bộ Giáo dục Công giáo, việc “nhân bản hoá giáo dục” có nghĩa là giúp mỗi học sinh phát triển tài năng của mình và đồng thời khám phá ra ơn gọi của họ trong khi nhận thức rằng những tài năng và ơn gọi đó được sáng kiến để phục vụ cộng đồng và, trên thực tế, phục vụ cho vấn đề công ích của tất cả mọi người.
Việc cổ võ nền văn hoá mà đối thoại trong đó mỗi người được tự do bày tỏ cá tính và suy nghĩ của mình trong khi tôn trọng quyền của người khác để làm điều đó chính là một mục tiêu quan trọng khác, Bộ Giáo dục Công giáo cho biết.
Minh Tuệ chuyển ngữ