NEW YORK – Khi dự thảo của Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư an toàn, trật tự, và thường xuyên cuối cùng cũng đã được hoàn thành tại Liên Hợp Quốc vào tháng trước, nó được coi như là một kỳ tích lớn của các đoàn đại biểu quốc tế, những người đã nỗ lực làm việc trong hai năm qua để đạt được sự đồng thuận về một vấn đề mà các quốc gia trên khắp thế giới đã phải đấu tranh để tìm ra một thỏa thuận.
Việc hoàn thành Hiệp ước Toàn cầu cũng chính là một sự chiến thắng, mà trong đó, theo nhiều bên liên quan, Tòa Thánh xứng đáng nhận được một sự tín nhiệm đáng kể trong việc phục vụ với tư cách là một lực lượng trung gian.
Những nỗ lực hướng tới Hiệp ước Toàn cầu đã có từ Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn và Di dân vào tháng 9 năm 2016, đã dẫn đến Tuyên bố New York kêu gọi một Hiệp ước Toàn cầu vốn sẽ “tái khẳng định, và… bảo vệ đầy đủ, nhân quyền của tất cả những người tị nạn và những người di cư, bất kể tình trạng pháp lý của họ” sẽ được trình bày không muộn hơn tháng 9 năm 2018.
Trong cùng thời gian đó, tình hình toàn cầu của những người di cư ngày càng trở nên khốc liệt, đôi khi đe dọa phá vỡ toàn bộ quá trình. Tuy nhiên, cuối cùng, các vị nguyên thủ quốc gia và đại diện chính phủ đến từ 191 quốc gia đã thống nhất về các nguyên tắc hợp tác rộng rãi khi họ tìm cách bảo vệ quyền của những người di cư và gia đình của họ, cải thiện sự an toàn của họ và đồng thời tìm cách điều chỉnh các tình huống dễ bị tổn thương của họ.
Trong các cuộc phỏng vấn với Crux, các nhà hoạt động và các đoàn đại biểu của các quốc gia tham dự cũng giống như một liên minh đa dạng, và đôi khi, rất khó điều khiển bao gồm các quốc gia được quy tụ bởi thẩm quyền luân lý của Giáo hội Công giáo, nhấn mạnh rằng những di cư là những cá nhân có nhân phẩm và xứng đáng được bảo vệ bất kể tình trạng pháp lý của họ.
Việc Xây dựng những cầu nối
Trong khi quá trình kéo dài hai năm dần dần hướng đến tài liệu cuối cùng được chia thành hai giai đoạn – tham vấn và đàm phán – trước khi các cuộc tranh luận chính thức có thể bắt đầu vào tháng 1 năm 2018, Hiệp ước Toàn cầu đã nhận được sự chú ý lớn nhất của giới truyền thông khi chính quyền Trump tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái rằng họ sẽ không tham gia Hiệp ước này nữa.
Mặc dù Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết quá trình này sẽ làm suy yếu chủ quyền của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Công giáo và phi Công giáo đã phản ứng lại bằng cách cho biết rằng họ không chỉ vội vã đưa ra phán quyết về một tài liệu còn chưa hoàn thành, những việc rút khỏi Hiệp ước đã đi ngược lại lợi ích riêng của Hoa Kỳ.
Khi sự ra đi của Hoa Kỳ hiện ra lù lù trong giai đoạn đàm phán – và tình hình toàn cầu của những người di cư tiếp tục nhấn mạnh những gì đang bị đe dọa – nhiều quốc gia tham gia phát biểu với Crux rằng Tòa Thánh đã phục vụ như là một sự hiện diện ổn định vốn hướng đến việc xây dựng những cầu nối, nhấn mạnh không chỉ các lĩnh vực của thỏa thuận giữa bối cảnh của một sự tranh chấp, mà còn nhắc nhở các quốc gia về những cam kết trước đó của họ theo luật pháp quốc tế.
Theo ông Kevin Appleby, người tham gia vào quá trình này thông qua Mạng lưới Di cư Quốc tế Scalabrini (SIMN), “Tòa Thánh đã nhất quán trong việc duy trì quyền của những người di cư và đồng thời nhắc nhở các quốc gia thành viên về nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người”.
“Họ đã không né tránh điều đó, và họ đã không nhắm mắt làm ngơ trong việc bảo vệ những người di cư, vì vậy, điều đó giúp cân bằng những tiếng nói khác”, ông nói.
Ông Appleby đã mô tả về một môi trường gồm nhiều quốc gia khác nhau nhằm thu hút sự chú ý chính trị, mà trong đó Toà Thánh tìm cách nhắc nhở các tham dự viên về những nguyên tắc hiện đang bị đe dọa.
“Hiệp ước Toàn cầu được đàm phán trong một môi trường toàn cầu đầy những thách thức, nơi mà chủ nghĩa bài ngoại đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, hiện đang lan rộng ở châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Điều đó đã biến thành một môi trường khó khăn hơn trong phòng đàm phán”, ông Appleby phát biểu với Crux.
Các đại biểu khác, những người đã phát biểu với Crux về những thông tin cần thiết để tiếp tục hoạt động tại Liên Hợp Quốc theo cách thức trung lập và không đảng phái, cho biết cách tiếp cận của Tòa Thánh được đánh dấu bằng một cách tiếp cận đặt con người làm trung tâm và đồng thời làm cùng cộng tác với tất cả những người có liên quan vì lợi ích của vấn đề ích chung.
Theo kết quả của tình trạng cụ thể của nó, một đại biểu lưu ý rằng đối với Tòa Thánh, “trong các cuộc đàm phán, họ không được đặt vào vị trí trong một khối đặc biệt – đó không phải là vấn đề của phía bắc so với miền nam, hoặc thế giới phát triển so với thế giới đang phát triển. Họ đã đúng khi đứng ở giữa”.
Đức Ông Robert Vitillo, Tổng thư ký Ủy ban Di dân Công giáo Quốc tế có trụ sở tại Geneva, phát biểu với Crux rằng khi Toà Thánh phát biểu với hội đồng, tất cả các quốc tham gia đều ngừng lại để lắng nghe.
Không chỉ là một phản ứng như vậy hiếm gặp trong quan điểm của mình, Đức Ông Vitillo tiếp tục nhắc lại một phiên họp, nơi mà ngài đã thoáng nghe một đại biểu nhận xét “Tôi có thể ôm Tòa Thánh,” sau phần phát biểu của họ.
“Hẳn là quý vị hiếm khi nghe điều này”, Đức Ông Vitillo cho biết thêm.
Một tài liệu thỏa hiệp
Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán, văn phòng Di dân và Tị nạn của Vatican, do ĐTC Phanxicô chỉ đạo, đã công bố “20 điểm hành động đối với Hiệp ước Toàn cầu”, mà, theo linh mục Michael Czerny, SJ, phó Thư ký của văn phòng này, có ý hướng “muốn bày tỏ sự quan tâm của Giáo hội Công giáo trong quá trình dẫn đến việc áp dụng và đóng góp vào các cuộc đàm phán”.
Nhiều đại biểu và tham dự viên đã ca ngợi 20 Điểm Hành động – vốn đã được ĐTC Phanxicô phê chuẩn – để phục vụ như là một cột mốc liên tục cho các cuộc đàm phán, cũng như hiệp ước cuối cùng, bao gồm 23 mục tiêu và cam kết.
Trong khi tất cả các tham dự viên, bao gồm cả Tòa Thánh, cuối cùng cũng buộc phải thỏa hiệp ở một số lĩnh vực nhất định, linh mục Czerny phát biểu với Crux rằng tài liệu chung cuộc chính là “một sự cân bằng tích cực”.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, cũng đã nhiệt tình nói về kết quả, đã phát biểu với Crux rằng cần phải “cải thiện cách thức quản lý vấn đề tị nạn quốc tế hiện tại bằng cách nhắc lại cho các quốc gia và các bên liên quan khác về trách nhiệm tương ứng của họ và chia sẻ thực hành tốt nhất trong số họ nhằm cải thiện việc đối xử với những người tị nạn”.
Trong khi cả Đức TGM Auza lẫn linh mục Czerny đã không nhấn mạnh đến vai trò của Giáo hội, ông Appleby đã nhanh chóng lưu ý rằng “có nhiều tiếng nói nhằm nỗ lực đưa thêm nhiều tiếng nói hạn chế vào tài liệu vốn phản ánh các chính sách mà họ có thể theo đuổi tại các quốc gia của họ”.
“Nếu không có tiếng nói của Giáo Hội, chắc chắn có thể sẽ có một nhỏ hiệp ước hạn chế hơn”, ông Appleby cho biết thêm.
Xét về chiến thắng rõ ràng này, ông Appleby nói, “Tòa Thánh có thể được tín nhiệm đối với việc bảo vệ quyền của các gia đình nhập cư và đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói đó phải được bao gồm để bảo vệ họ”.
Ông cũng nói thêm rằng Tòa Thánh là một tiếng nói quan trọng trong việc đảm bảo các tổ chức dựa trên đức tin được đặc biệt công như là những đối tác trong việc hoàn thành Hiệp ước Toàn cầu này – một điều mà không phải lúc nào cũng được đưa ra trong một số bối cảnh của LHQ, lượng theo việc một số quốc gia thành viên nhất định có thể xem các nhóm tôn giáo là khoogn thể tin tưởng vì những vấn đề nhức nhối khác.
Cuối cùng, ông Appleby cho biết rằng mặc dù Tòa Thánh bị buộc phải thỏa hiệp đối với một số cách diễn đạt nào đó, ông tin rằng họ xứng đáng được tín nhiệm đối với việc khẳng định rằng “những người di cư không theo luật pháp”, những người di cư không có tư cách pháp nhân, vẫn được hưởng các dịch vụ cứu sống cơ bản.
“Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay”
Tại một cuộc họp chuẩn bị cho Hiệp ước Toàn cầu được tổ chức tại Puerto Vallarta, Mexico vào tháng 12 năm ngoái, phái đoàn của Tòa Thánh đã trình chiếu một đoạn video nhấn mạnh lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô về một phản ứng toàn cầu đối vấn đề di cư.
Trong khi những lời của ĐTC Phanxicô không nhắm trực tiếp đến các cử tọa quốc tế quy tụ tại Mexico, thì hiệu quả vẫn như cũ: sự tán thành và sự quan tâm rộng rãi.
“Phản ứng chung của chúng ta phải được kết nối với nhau bằng bốn động từ: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập”, ĐTC Phanxicô cho biết, “Tôi tin rằng việc đưa ra hành động theo bốn cách này, với tư cách là các cá nhân và theo nhóm, chính là nhiệm vụ của chúng ta hiện nay”.
Kể từ khi được bầu chọn Giáo Hoàng vào năm 2013, vấn đề di dân đã trở thành trọng tâm của một trong những ưu tiên mục vụ hàng đầu của ĐTC Phanxicô”, Đức TGM Auza phát biểu với Crux.
Do Hiệp ước Tòa cầu chính là một tài liệu không ràng buộc về mặt pháp lý, vì nó hướng đến việc áp dụng đầy đủ tại Morocco vào tháng 12 tới, nhiều nhân vật hy vọng rằng vị Giáo Hoàng La Mã có thể một lần nữa nêu lên tiếng nói của mình – có lẽ là lần này.
Phần hai của loạt bài này sẽ xem xét những nỗ lực nhằm thuyết phục ĐTC Phanxicô đến thăm Morocco để chứng kiến việc thông qua Hiệp ước Toàn cầu này vào tháng 12 năm sau.
Minh Tuệ chuyển ngữ