Vatican công bố chủ đề Ngày Thế giới Hòa bình năm 2025

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

“Xin tha nợ cho chúng con: Xin ban bình an cho chúng con” là chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho “Ngày Thế giới Hòa bình” tiếp theo, được cử hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2025.

“Chỉ từ sự hoán cải chân thành ở mọi cấp độ – cá nhân, địa phương và quốc tế – thì nền hòa bình đích thực mới có thể triển nở”, Thánh Bộ Phát triển Phát triển Con người Toàn diện nêu trong tuyên bố về chủ đề Ngày Thế giới Hòa bình năm 2025.

Trong tuyên bố hôm thứ Năm, Thánh Bộ cũng cho biết thêm rằng hòa bình không chỉ đến từ việc chấm dứt xung đột, “mà còn từ một thực tế mới trong đó những vết thương được chữa lành và phẩm giá của mỗi người được nhìn nhận”.

Ngày Thế giới Hòa bình được cử hành hằng năm vào ngày 1 tháng 1, Lễ trọng kính Đức trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Kể từ khi được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập vào năm 1967, các Đức Giáo hoàng đã nhân cơ hội này để đưa ra những suy tư mang tính Giáo huấn trong các Sứ điệp cho ngày này, đề cập đến các chủ đề như Liên Hợp Quốc, nhân quyền, ngoại giao và phát triển kinh tế.

Chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho Ngày Thế giới Hòa bình năm 2025 là “Xin tha nợ cho chúng con: Xin ban bình an cho chúng con”, tương ứng với “sự hiểu biết của Kinh Thánh và Giáo hội về Năm Thánh”.

Niềm hy vọng và Sự tha thứ là trọng tâm của Năm Thánh

Trong tuyên bố của mình, Thánh Bộ cho biết chủ đề này được lấy cảm hứng từ các Thông điệp Laudato Si’Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha Phanxicô, “và trên hết là các khái niệm về Niềm hy vọng và Sự tha thứ, là trọng tâm của Năm Thánh, thời gian hoán cải mời gọi chúng ta không lên án, mà thay vào đó là mang lại sự hòa giải và hòa bình”.

Thánh Bộ tiếp tục lưu ý rằng khi “xem xét thực tế của các cuộc xung đột và tội lỗi xã hội đang gây đau khổ cho nhân loại ngày nay dưới ánh sáng của niềm hy vọng vốn có trong truyền thống Năm Thánh về sự tha thứ tội lỗi và xóa bỏ nợ nần, cùng với những suy tư của các Giáo phụ trong Giáo hội về vấn đề này, các nguyên tắc cụ thể xuất hiện có thể dẫn đến một sự thay đổi về mặt tâm linh, xã hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa rất cần thiết”.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết