Tòa Thánh có thêm một đồng minh mới tại Liên Hiệp Quốc

“Giáo Hội Công Giáo luôn luôn là một tiếng nói rất quan trọng trong việc bảo vệ những người tị nạn, và những người di cư. Đó là tiếng nói của lòng khoan dung, …” 

8-10-16 TNX-guterrez

Hội đồng Bảo an đã bổ nhiệm ông Antonio Guterres đến từ Bồ Đào Nha vào cương vị Tổng thư ký mới của Liên Hiệp Quốc. Cam kết lâu dài của ông trong việc phục vụ những người tị nạn cũng như những người yếu thế mang một ý nghĩa rằng ông ủng hộ cho một mục tiêu vốn rất khắng khít với Tòa Thánh. Một cái nhìn tại buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha hồi năm 2013 cũng như những vấn đề về cải cách Liên Hiệp Quốc.

Ông Antonio Guterres – năm nay 67 tuổi, một người Công giáo trong một đất nước theo xã hội chủ nghĩa, từng là Thủ tướng Chính phủ từ năm 1995 đến 2002 – đã được bổ nhiệm cương vị Tổng thư ký mới của Liên Hiệp Quốc. Tất cả 15 thành viên thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí bỏ phiếu cho ông trong vòng thứ 6 “biểu quyết chính thức”. Bước tiếp theo hiện chỉ được xem như một hình thức: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phải phê chuẩn việc bổ nhiệm. Một thực tế mà Mỹ và Nga đều đồng ý về các ứng cử viên (danh sách đã được công bố bởi đại diện của cả hai quốc gia: Samantha Power và Vitaly Churkin) tự nó vốn rất quan trọng về mặt chính trị, cho rằng cộng đồng quốc tế dường như không có khả năng đạt được những thỏa thuận hoặc tìm kiếm nền tảng chung. Theo lịch trình chính thức, việc bổ nhiệm của ông Guterres hôm thứ năm 13/10 sẽ được phê duyệt bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và ông sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 1/1/2017.

Ông Guterres đã được ca ngợi trong số những ứng cử viên sáng giá nhất vì bản tính thanh liêm của ông, thêm vào đó là kiến thức ngoại giao quốc tế, khả năng đàm phán và hòa giải, tinh thần sẵn sàng thực hiện việc cải cách cũng như sự ảnh hưởng của ông đối với Liên Hiệp Quốc, ông cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những người nghèo và vấn đề nhân quyền. Nhưng có một khía cạnh đặc biệt quan trọng đó là: Guterres là Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn trong thời gian 10 năm, từ năm 2005 đến năm 2015, có nghĩa là ông đã dành rất nhiều thời gian cho những vấn đề của những người tị nạn như một phần trong những cam kết quốc tế của ông. Vào ngày 6/12/2013, ông có cơ hội hội kiến Đức Thánh Cha. Một trong những ý kiến của ông tại cuối buổi hội kiến với Đức Thánh Cha đó là: “Giáo Hội Công Giáo luôn luôn là một tiếng nói rất quan trọng trong việc bảo vệ những người tị nạn cũng như nhân quyền của những người di cư. Đó là tiếng nói của lòng khoan dung, tôn trọng sự đa dạng giữa một thế giới thờ ơ, đầy hiềm thù, đối với bất cứ ai với tư cách là ngoại kiều”.  “Ở châu Âu cũng như tại các nước đang phát triển”, ông cho biết thêm, “đã từng có một sự bùng nổ của chủ nghĩa bài ngoại. Đức Thánh Cha Phanxicô không những chỉ ra những Giáo huấn đúng đắn đối các cộng đồng Kitô hữu mà chính Ngài còn đưa ra những lời chứng xác thực. Bên cạnh những quan điểm mà Ngài đã thực hiện cùng với Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’, chắc chắn chuyến viếng thăm Lampedusa đã tạo ra những tác động mạnh mẽ nhất. Tại đây, Ngài đã gặp gỡ và nói chuyện với những người đã phải chịu đựng nơi đất nước của mình, tại Syria, Eritrea và một lần nữa phải chịu đựng những đau khổ trên hành trình đến châu Âu”. “Sau đó, Ngài cũng đã có chuyến viếng thăm đến trung tâm tị nạn Astalli tại Rome”, ông Guterres nhớ lại. “Đó là một cam kết cá nhân góp phần khuếch đại tiếng nói ấy, mang lại cho nó một ý nghĩa và một loại sức mạnh khác. Đối với tất cả chúng ta – những người đang đấu tranh cho quyền của những người tị nạn, đây quả thực là một sự hỗ trợ và một sự khích lệ rất lớn”. Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có thêm một đồng minh trên cùng một mặt trận nhằm giải quyết vấn đề mà Ngài hằng bận tâm, ở một trong những vị trí cao cấp nhất trên thế giới. Vấn đề của những người di cư và những người tị nạn phải rời khỏi quê hương đất nước của họ vì cảnh chiến tranh, khủng bố, thảm họa môi trường, nghèo đói và bất công.

Trên thực tế, có thể nói rằng hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này đã trở nên tiêu chuẩn đánh mà qua đó vị Tổng thư ký Liên hợp quốc tiếp theo có thể đánh giá năng lực của mình. Với cương vị là Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, ông Guterres đã cắt giảm một phần ba nhân sự là những quan chức quan liêu, và chú trọng nguồn lực con người.

Tất nhiên, ông tự nhận thấy mình phải giải quyết một số cuộc khủng hoảng đặc biệt khó khăn, chẳng hạn như một số cuộc khủng hoảng tại Syria và Afghanistan, sự gia tang dân số tại khu vực châu Phi hạ Sahara. Và trong những vùng lãnh thổ khác nhau này thường được kiểm soát bởi các chính phủ độc tài, dân quân, các nhóm vũ trang cũng như cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc đã có một thời gian khó khăn cố gắng để có thể cứu trợ cho những thường dân nơi đây. Việc nhất trí bổ nhiệm ông Guterres đã được ông Vitaly Churkin – Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc – đặc biệt hoan nghênh. Hơn nữa, đây được xem như “một thời khắc lịch sử” bởi đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt đối với ông quả không dễ dàng chút nào: vấn đề di cư cũng như các cuộc khủng hoảng nhân đạo, chính trị và quân sự khác nhau đi kèm với nó, là một trong những ưu tiên cần phải được giải quyết tức thì.

Sau khi nhận được tin mình được đề cử, ông Guterres cho biết: “Trước hết, tôi muốn ngỏ lời cám ơn đối với các thành viên của Hội đồng Bảo an vì đã tín nhiệm tôi, hơn nữa, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia thành viên vì đã đưa ra quyết định này dựa trên một tiến trình minh bạch và cởi mở”. Ông tiếp tục cho biết hiện ông “cảm thấy rất cảm động bởi sự đồng lòng được thể hiện bởi Liên Hiệp Quốc như một thể thống nhất”, ông cũng miêu tả mình “như một người xây dựng cầu nối”, một sự diễn tả làm vang vọng những giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô. “Sự đoàn kết và sự đồng thuận là hết sức cần thiết đối với Hội đồng Bảo an để có thể giải quyết những thách đố của thời đại chúng ta” – ông tiếp tục – “hơn nữa, đức tính khiêm nhường cũng vô cùng cần thiết trong việc nhìn nhận những thách đố hiện nay và phục vụ nhân loại, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như các nạn nhân của những cuộc xung đột và cảnh đói nghèo”.

Mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Liên Hợp Quốc đã luôn luôn là một mối quan hệ vững mạnh có thể nhận thấy đặc biệt qua triều đại Giáo Hoàng Phanxicô. Tòa thánh Vatican cũng đã cộng tác chặt chẽ với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về vấn đề môi trường. Ông Ban Ki-moon đã từng đề nghị Đức Thánh Cha ủng hộ thỏa thuận toàn cầu tại Paris (COP21), với mục tiêu cắt giảm khí thải gây ô nhiễm. Một thỏa thuận trên thực tế đạt được vào tháng 12/2015. Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô, với Thông điệp “Laudato Si”, đã phát triển một tầm nhìn về sự toàn cầu hóa màn đậm tính nhân văn và Kitô giáo, với sự tương quan với khoa học và kinh tế, đã trở thành một điểm tham chiếu cho những ai cộng tác tích cực trong việc bảo vệ môi trường và chăm sóc ” ngôi nhà chung” của cả nhân loại.

Trong bài phát biểu trước Liên hợp quốc hồi tháng 9/2015, Đức Bergoglio đã tán thành việc cải cách theo đường lối của Liên Hiệp Quốc, Ngài cho rằng hệ thống đưa ra biểu quyết và quyết định của nó đã bị đình trệ. Ông Guterres đã được bầu chọn, một phần với hy vọng rằng ông sẽ giải quyết việc gỡ bỏ quá trình cải cách mà tất cả mọi người đã được nói về trong thời gian qua. “Kinh nghiệm của bảy mươi năm qua đã làm cho nó trở nên rõ ràng rằng việc cải cách và thích ứng với thời gian luôn luôn là quá trình cần thiết trong việc theo đuổi các mục tiêu cuối cùng trong việc đem lại cho các quốc gia – không có bất kì sự loại trừ nào – một sự sẻ chia, một sự chân thành và trên hết là một sự công bằng hơn”. Là một người trẻ trung đầy nhiệt huyết, ông Guterres là một thành viên tích cực của các cơ quan đại học Công Giáo và các cơ quan xã hội chủ nghĩa sau này; ông đã sống qua “Cuộc Cách mạng Hoa cẩm chướng” (Carnation Revolution) năm 1974 đánh dấu sự kết thúc của chế độ độc tài Salazar để quay trở lại với nền dân chủ; ông đã từng cộng tác với ông Mario Soares – một trong những nhà lãnh đạo lịch sử của đất nước cũng như một nhân vật lịch sử của chủ nghĩa xã hội Bồ Đào Nha.  Việc bổ nhiệm của ông đã trao cây gậy chỉ huy lãnh đạo Liên Hiệp Quốc trở lại châu Âu; Tổng Bí thư châu Âu cuối cùng của Liên Hiệp Quốc từng là một người Áo, ông Kurt Waldheim – một người phục vụ giữa những năm 1971 và 1982. Sau đó là một quan chức thuộc Đức Quốc xã trong quá khứ.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết