Vai trò của Giáo hội Công giáo 'vô cùng quan trọng' trong cuộc chiến chống nạn buôn người

Nhóm làm việc bằng tiếng Đức đã đề nghị ‘bài phát biểu’ của Đức Hồng y Nichols phải được đưa vào tài liệu chung kết.

31227659158_3869fd9416_h

Giáo hội Công giáo giữ một “phần quan trọng” trong cuộc chiến chống nạn buôn người, theo Đức Tổng Giám Mục Westminster, Đức Hồng Y Vincent Nichols.

Trong một bài phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám mục tại Rome, Đức Hồng y Nichols đã mô tả về việc “tình trạng nghèo nàn thê thảm” mà những người trẻ trên thế giới phải đối mặt cũng như những hành trình đầy nguy hiểm mà họ thực hiện nhằm tìm kiếm sự thịnh vượng ở những nơi khác đã dẫn đến những tội ác vô cùng “khủng khiếp” của chế độ nô lệ hiện đại và nạn buôn bán người.

Người ta ước tính rằng trên thế giới ngày nay có hơn 40 triệu người bị giam giữ trong chế độ nô lệ, phần lớn trong số đó là những người trẻ tuổi. “Đây chính là, theo lời của ĐTC Phanxicô, ‘một vết thương hở nơi thân thể của nhân loại’, trên thực tế, ‘nơi thân thể của Chúa Kitô’”, Đức Hồng Y Nichols nói.

Nạn buôn bán người có liên quan đến tất cả mọi người, ĐHY Nichols tiếp tục. Mỗi quốc gia đại diện tại Thượng Hội đồng đều là một quốc gia mà từ đó những người dễ bị tổn thương bị đẩy vào chế độ nô lệ và là nơi xuất phát của các nạn nhân buôn người.

ĐHY Nichols cho biết lần đầu tiên ngài nhận thức được điều này khi lắng nghe một phụ nữ trẻ người Anh bị buôn bán từ Anh vào một động mại dâm ở Ý. ĐHY Nichols cũng đã mô tả trường hợp của một phụ nữ Afghanistan bị giam giữ trong chế độ nô lệ gia đình trong vòng 30 năm ở London, nơi mà một nơi riêng tư duy nhất cũng chính là nơi chị ngủ nghỉ – dưới chiếc bàn làm bếp.

“Trong cuộc chiến chống nạn buôn người, Giáo hội Công giáo đóng một vai trò cực kì quan trọng”, ĐHY Nichols nói. “Nạn buôn bán người là một mạng lưới tội phạm rộng lớn mang tính quốc tế. Giáo hội Công giáo chính là một mạng lưới rộng lớn, mang tầm vóc quốc tế cam kết đối với tất cả những điều tốt đẹp và công bằng. Do đó, tôi muốn vinh danh tất cả những thành phần trong Giáo hội, những người đã giúp đỡ trong cuộc chiến này, đặc biệt là rất nhiều nữ tu, những người đã đánh đổi sự an toàn của mình để làm việc với các nạn nhân của nạn buôn người”.

Đức Hồng y Nichols đã đề cập đến Nhóm Santa Marta (Santa Marta Group), vốn đã được khởi xướng bởi ĐTC Phanxicô và chính Đức Hồng Y Nichols dẫn đầu, tập hợp tất cả các nguồn lực của Giáo Hội Công Giáo và sự lãnh đạo của các cơ quan thực thi pháp luật, cảnh sát, từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và có sự giải cứu và hỗ trợ đối với các nạn nhân và đồng thời truy tố những kẻ tội phạm. Công việc của Nhóm Santa Marta đang ngày càng phát triển lớn mạnh, với việc một hội nghị khu vực sẽ diễn ra tại Nigeria vào tháng 11 cùng với dự án Benin’s GrowEdo, và một dự án khác ở Argentina vào tháng Hai.

“Các nạn nhân luôn luôn là trọng tâm của mọi nỗ lực của chúng ta. Vì vậy, đó cũng chính là những nỗ lực để cung cấp các nguồn lực và cơ hội vốn có thể ngăn chặn việc những người trẻ rời bỏ quê hương xứ sở của họ và có nguy cơ bị đẩy vào chế độ nô lệ. Hiện tại, chúng tôi có các dự án về giáo dục và nông nghiệp ở bang Edo, Nigeria”, ĐHY Nichols cho biết. “Tôi hy vọng rằng chủ đề về nạn buôn người này, vốn vô cùng quan trọng đối với hàng triệu người trẻ ngày nay, tìm thấy vị thế của nó trong tài liệu chung kết của chúng ta. Nguyện xin Thánh Josephine Bakhita, một phụ nữ trẻ người Sudan đã bị bán cho chế độ nô lệ và giờ đây chính là vị Thánh Quan Thầy của chúng ta, cầu nguyện cho tất cả chúng ta và mang đến muôn phúc lành cho tất cả những nỗ lực này”.

 “Bài phát biểu” của Đức Hồng Y Nichols đã được đón nhận nồng nhiệt tại Thượng Hội đồng Giám mục, với nhóm ngôn ngữ Đức gợi ý rằng bài phát biểu này phải được đưa vào tài liệu chung kết của Thượng Hội đồng.

Trong khi đó, một cố vấn hàng đầu cho nhóm Santa Marta đã kêu gọi chính phủ Anh quốc đưa ra lời hứa hẹn đối với các nạn nhân của nạn buôn người và chế độ nô lệ.

Phát biểu trước sự kiện Ngày chống Chế độ Nô lệ vào ngày 18 tháng 10, ông Kevin Hyland OBE, gần đây đã được bổ nhiệm làm Cố vấn cấp cao cho Nhóm Santa Marta, đã cảnh báo rằng Đạo luật chống Chế độ nô lệ hiện đại năm 2015 (Modern Slavery Act) “đã không đạt được những điều mà tất cả chúng ta hy vọng”.

Nhóm Santa Marta cho biết họ đã hết sức kinh ngạc bởi tác động của quyết định của Chính phủ, vào tháng 3, cắt giảm 40% các khoản thanh toán sinh hoạt cho các nạn nhân trong thời gian phục hồi 45 ngày của họ tại tòa nhà nghị viện do Chính phủ tài trợ.

“Một số cơ quan hỗ trợ đã liên lạc với tôi và cho biết rằng tất cả mọi thứ đã trở nên tồi tệ, mọi người thậm chí không thể làm những việc như đi nhà thờ – nơi mà họ thường nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ – bởi vì họ không thể trả tiền vé xe buýt hoặc tàu”, ông Hyland nói.

Pháp luật, mà ông mô tả là hàng đầu thế giới, chỉ có thể được coi là nạn nhân làm trung tâm “nếu được ban hành đúng”.

Giáo hội Anh quốc đánh dấu sự kiện Ngày chống Chế độ Nô lệ với việc giới thiệu các nguồn lực cho các trường học nhằm khuyến khích những người trẻ “trở thành những người ủng hộ can đảm” để chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại.

Các nguồn lực bao gồm giáo án dành cho trẻ từ 5-18 tuổi và các tài liệu thờ phượng tập thể.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết