
Các sinh viên Hồi giáo huộc Đại học Jadavpur phản đối cuộc đàn áp tôn giáo bởi lực lượng Cảnh sát, Delhi vào ngày 16 tháng 12 năm 2019 (Ảnh: DIPANJAN TIKARI)
Việc ngược đãi những người Hồi giáo, các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác ở Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của cơ quan giám sát tự do tôn giáo liên bang trong báo cáo hàng năm được công bố hôm thứ Ba 28/4.
“Ấn Độ đã có một sự đổi hướng sụt giảm mạnh vào năm 2019”, báo cáo thường niên năm 2020 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) kết luận.
USCIRF là một ủy ban liên bang lưỡng đảng nghiên cứu về cuộc đàn áp tôn giáo và những hoàn cảnh bất lợi mà các nhóm thiểu số tôn giáo trên khắp thế giới phải đối mặt, và đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Bộ Ngoại giao.
Đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của Ấn Độ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017 và một lần nữa vào năm 2019 để giành đa số trong cơ quan lập pháp quốc gia. Chính phủ sau đó “đã sử dụng đa số nghị viện đã được củng cố của họ để đưa ra các chính sách cấp quốc gia vi phạm tự do tôn giáo trên khắp Ấn Độ, đặc biệt là đối với người Hồi giáo”, USCIRF cho biết.
USCIRF đã công bố báo cáo thường niên hôm thứ Ba 28/4, ghi nhận những tiến bộ và thất bại của họ đối với vấn đề tự do tôn giáo tại 29 quốc gia trên thế giới trong năm trước.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ khuyến nghị rằng Ấn Độ cần phải được chỉ định là “quốc gia cần phải được quan tâm đặc biệt” (CPC) – sự chỉ định đặc biệt dành cho các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất hoặc các quốc gia nơi xảy ra các vụ ngược đãi tồi tệ nhất và chính phủ không có biện pháp ngăn chặn. USCIRF đã không đề xuất Ấn Độ vào danh sách CPC kể từ năm 2004.
Đáng lo ngại là chính sách mới của quốc gia này liên quan đến quyền công dân theo dõi nhanh đối với những người di cư không theo Hồi giáo từ các quốc gia láng giềng, kết hợp với Sổ đăng ký công dân quốc gia, có thể khiến nhiều người Hồi giáo không có sự bảo vệ pháp lý và gánh chịu gánh nặng của việc phải chứng minh quyền công dân của họ.
Điều này có khả năng khiến 100 triệu người, chủ yếu là những người Hồi giáo, bị bỏ rơi về cơ bản là “không có quốc tịch”, chủ tịch của USCIRF, ông Tony Perkins, cho biết.
Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh việc thực thi luật chống chuyển đổi tôn giáo và các hành vi bạo lực được thực hiện bởi các chủ thể phi chính phủ chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo mà không bị xử lý trước pháp luật.
Các Kitô hữu đã phải chịu đựng các vụ tấn công ngày càng gia tăng bởi các băng nhóm côn đồ ở Ấn Độ, với việc các chính phủ quốc gia và tiểu bang đã thất bại trong việc bảo vệ họ và thực thi công lý đối với những kẻ thủ phạm. Báo cáo năm 2020 của tổ chức ‘Open Doors’ đã ghi nhận ít nhất 447 vụ bạo lực đã được xác minh và các tội ác căm thù đối với các Kitô hữu ở Ấn Độ trong năm qua, nhiều trong số đó được thực hiện bởi những kẻ cực đoan Hindu.
Ba đặc ủy viên USCIRF không đồng ý với khuyến nghị chỉ định Ấn Độ là “quốc gia cần phải được quan tâm đặc biệt” trong báo cáo, đồng thời cho biết rằng mặc dù đã có những vụ ngược đãi đã được thực hiện, nhưng đây vẫn là nền dân chủ lớn nhất thế giới và không có cùng mức độ đàn áp đối với các nhóm thiểu số tôn giáo như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Trong số các khuyến nghị USCIRF đưa ra mỗi năm đó là sự chỉ định đối với các quốc gia trong một hệ thống xếp hạng, dựa trên mức độ lạm dụng tự do tôn giáo của họ nghiêm trọng như thế nào.
Danh sách “quốc gia cần phải được quan tâm đặc biệt” (CPC) dành cho các quốc gia vi phạm tồi tệ nhất, và Bộ Ngoại giao đã chỉ định là các quốc gia “CPC” đó là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan.
Ngoài ra, USCIRF khuyến nghị rằng Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam cần phải được thêm vào danh sách.
Cấp tiếp theo bên dưới chỉ định CPC là “Danh sách theo dõi đặc biệt”, nơi mà việc ngược đãi các nhóm thiểu số tôn giáo đang diễn ra nhưng không nghiêm trọng như ở các quốc gia được chỉ định là “CPC”.
USCIRF khuyến nghị rằng Cuba, Nicaragua, Uzbekistan và Sudan nên được tiếp tục nằm trong trong “Danh sách theo dõi đặc biệt” của Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, ủy ban đề nghị cơ quan này thêm Afghanistan, Algeria, Azerbaijan, Bahrain, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách.
Nicaragua lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách, ủy viên Nadine Maenza cho biết, đồng thời lưu ý rằng chính phủ đã nhắm vào Giáo hội Công giáo và các vụ tấn công nhằm vào các giáo sĩ, giáo dân và tài sản của Giáo hội đã liên tục xảy ra.
Minh Tuệ (theo CNA)